Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học: Giảm thủ tục hành công chức, viên chức

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Để tiến tới bỏ các quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tuyển dụng, nâng ngạch công chức và thăng hạng viên chức, Bộ Nội vụ đang phối hợp với các bộ, ngành sửa đổi các tiêu chí về chuyển ngạch của công chức và hạng viên chức. Nhiều ý kiến cho rằng, việc bỏ những chứng chỉ tin học, ngoại ngữ mang tính chất hình thức sớm ngày nào tốt ngày đó. Điều này sẽ giúp giảm bớt thủ tục rườm rà, hành công chức, viên chức.
 
Nhiều ý kiến đồng tình với việc bỏ những chứng chỉ không thật sự cần thiết với công chức, viên chức. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn
Nhiều ý kiến đồng tình với việc bỏ những chứng chỉ không thật sự cần thiết với công chức, viên chức. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn
Không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học khi đã có trình độ tương đương
Trả lời chất vấn tại Kỳ họp 10, Quốc hội khoá XIV, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, trong quá trình triển khai luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Cán bộ, công chức và luật Viên chức, các nghị định của Chính phủ đều tập trung xem xét giảm bớt các thủ tục trong việc tuyển dụng, quản lý, thi nâng ngạch thăng hạng viên chức, kể cả quá trình bổ nhiệm cán bộ.
Về tuyển dụng, lần này nghị định của Chính phủ đã quy định, đối với những người tốt nghiệp các bằng cấp chuyên môn đã chuẩn về đầu ra ngoại ngữ, tin học theo quy định của Bộ GDĐT, ví dụ như ngoại ngữ thuộc về trình độ bậc 3, thì không cần yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ nữa.
Cũng theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, trong thời quan qua, Bộ Nội vụ cũng phối hợp với Bộ GDĐT ban hành các thông tư sửa đổi về chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non, phổ thông công lập cũng không còn quy định chứng chỉ ngoại ngữ, tin học nữa.
Trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Tư Long - Phó Vụ trưởng Vụ Công chức, Viên chức (Bộ Nội vụ) cho hay, chủ trương cải cách hành chính luôn được Bộ Nội vụ chú trọng. Vừa qua, Bộ Nội vụ cũng đã tham mưu Chính phủ về dự thảo Nghị định Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Hay như Nghị định 115 có hiệu lực từ 29.9.2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức đã quy định về việc miễn thi hay yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong việc thi tuyển dụng viên chức hay thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Quy định về các điều kiện để thi thăng hạng chức năng nghề nghiệp viên chức và nâng ngạch viên chức cũng chỉ yêu cầu có trình độ ngoại ngữ, tin học phù hợp với vị trí việc làm.
Theo ông Long, Nghị định 115 đã quy định rõ đối với thi tuyển viên chức hay thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đó là: Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học hoặc có bằng tốt nghiệp theo yêu cầu trình độ đào tạo so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp dự thi học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận; Miễn thi môn tin học đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin.
Cần sự đồng bộ của các Bộ chuyên ngành về quản lý viên chức, công chức
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Tư Long - Bộ Nội vụ chỉ quản lý ngạch công chức, viên chức hành chính. Các ngạch công chức, viên chức khác do các bộ chuyên ngành quản lý.
“Ở ngạch viên chức hành chính đã bỏ rồi, sắp tới ở Nghị định về công chức được ban hành cũng theo hướng đó. Với các Bộ chuyên ngành khác thì Bộ Nội vụ có trách nhiệm rà soát, phối hợp với các đơn vị liên quan để giảm được thủ tục hành chính, tránh được những thủ tục phiền hà, rườm rà không cần thiết” - ông Nguyễn Tư Long nói.
Cùng trao đổi về việc này, ông Nguyễn Tiến Dĩnh - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, vừa có cũng có những ý kiến về việc đơn giản hoá văn bằng, chứng chỉ. Đặc biệt là những yêu cầu về các loại chứng chỉ ngoại ngữ, tin học… ở một số ngạch, bậc chưa thực sự cần thiết hoặc có những người đã có trình độ tương đương hoặc cao hơn những vẫn yêu cầu những chứng chỉ này. Điều này cũng dẫn tới những phiền hà, nhiêu khê nhất định.
Có những hệ lụy là giáo viên phải “rồng rắn” đi học, đi thi để lấy chứng chỉ, thậm chí còn có tiêu cực trong việc “mua” các văn bằng, chứng chỉ gây bức xúc xã hội. Do đó, việc Bộ Nội vụ ban hành các quy định như lời của Bộ Nội vụ về văn bằng, chứng chỉ được nhiều ý kiến rất đồng tình. Việc này sẽ giảm được những phiền hà, nhiêu khê và giản lược những thủ tục hành chính với những đối tượng chịu tác động liên quan. Tuy nhiên, việc này cần phải được đồng bộ giữa các bộ, ngành, đơn vị liên quan tới việc quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong ngành mình.
Theo PGS.TS Bùi Thị An - nguyên Đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng nhận định: Đúng là đã đến lúc chúng ta chấm dứt tình trạng máy móc và hình thức chủ nghĩa trong tuyển dụng, nâng hạng, bổ nhiệm khi chỉ căn cứ vào văn bằng. Bởi, văn bằng nhiều khi không có thực, mà đánh giá trình độ cán bộ phải căn cứ vào năng lực thực tế. Có CVCC có trình độ thật nhưng lại phải đi làm chứng chỉ, hoặc đôi khi phải học lại để được cấp… Do vậy, chủ trương mới này sẽ giúp giảm rất nhiều gánh nặng, bớt thủ tục phiền hà cho CCVC, lại tránh được nhiều tiêu cực nhất là chuyện mua bằng bán điểm.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, về bổ nhiệm cán bộ, trước kia, khi đề bạt, bổ nhiệm cán bộ phải có 7 văn bằng, chứng chỉ thì nay tập trung chủ yếu trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và trình độ quản lý nhà nước. Đây là 3 chứng chỉ cơ bản khi đề bạt bổ nhiệm cán bộ, còn văn bản chứng chỉ khác chỉ phục vụ trong quá trình đào tạo tiếp theo.
Để thực hiện vấn đề này, trong nghị định cũng giao cho các Bộ quản lý chuyên ngành về cán bộ, công chức, viên chức sẽ ban hành thông tư hướng dẫn về tiêu chuẩn của ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp của viên chức, trong đó có quy định về trình độ về tin học và ngoại ngữ theo từng vị trí việc làm.
Để tiến tới bỏ các quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tuyển dụng, nâng ngạch công chức và thăng hạng viên chức, Bộ Nội vụ đang phối hợp với các bộ, ngành sửa đổi các tiêu chí về chuyển ngạch của công chức và hạng viên chức.
VƯƠNG TRẦN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

An Khê bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo. Ảnh: Ngọc Minh

An Khê bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo

(GLO)- Sáng 22-11, Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) tiến hành bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ bà Nguyễn Thị Hường (thôn An Thượng 2, xã Song An). Đây là công trình chào mừng Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2025-2030.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các hạng mục để sớm bố trí tái định cư cho 33 hộ dân làng Đê Kôn (xã H'ra). Ảnh: Lê Nam

"Điểm tựa" giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Mang Yang triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu (Lơ Pang), Đê Bơ Tơk (Đak Jơ Ta), Đê Kôn (Hra) nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.