Biến gốc cây cà phê thành đồ mỹ nghệ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Từ chỗ tưởng chừng như bỏ đi, những gốc cây cà phê đã được người dân xã Bờ Ngoong (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ hữu ích, độc đáo.
Thời gian gần đây, ông Lê Văn Sâm (thôn Đồng Tâm) dành sự quan tâm tới những món đồ gỗ mỹ nghệ được chế tác từ gốc cà phê. Ông cho biết, trong một lần cùng gia đình tái canh vườn cà phê, thấy nhiều gốc cà phê đẹp, ông liền nghĩ tới ý tưởng sẽ biến thành các đồ trang trí trong nhà. Từ đó, ông vệ sinh sạch sẽ các gốc cây rồi nhờ thợ mộc chế tác theo ý tưởng của mình.
Cũng từ đây, ông Sâm bắt đầu “săn lùng” những gốc cà phê có dáng thế đẹp, lạ. Có gốc ông mua với giá 200-500 ngàn đồng. Đến nay, ông có tổng cộng hơn 30 sản phẩm, chủ yếu là lộc bình. “Sản phẩm được làm từ gốc cà phê cũng rất đẹp và lạ”-ông Sâm cho hay.
Anh Quách Văn Lâm (xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê) giới thiệu về những chiếc lộc bình làm bằng gốc cà phê. Ảnh: Nhật Hào
Anh Quách Văn Lâm (xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê) giới thiệu về những chiếc lộc bình làm bằng gốc cà phê. Ảnh: Nhật Hào
Tương tự, anh Quách Văn Lâm (cùng thôn Đồng Tâm) cũng thường xuyên sưu tầm các gốc cà phê đẹp rồi về nhờ thợ mộc chế tác theo ý tưởng của mình. Anh cho hay: "Đồ gỗ được làm từ gốc cây cà phê ít tốn kém hơn nhiều so với các loại gỗ khác. Bên cạnh đó, nhiều gốc cà phê già cỗi được người dân nhổ bỏ để tái canh có sẵn thế đẹp, lại nhiều nu nên không phải kỳ công chạm trổ. Hầu hết các sản phẩm chi phí chỉ khoảng 200-500 ngàn đồng. Vì vậy, tôi vẫn đang sưu tầm các loại gốc cây cà phê có dáng thế đẹp để làm thêm nhiều đồ trang trí và sinh hoạt khác”.
Anh Hoàng Văn Thạch (thôn Đoàn Kết) cũng đã sở hữu 1 bộ bàn ghế, 1 bình hoa và vài đồ trang trí trong nhà. Kể về bộ bàn ghế làm bằng gỗ cà phê mà mình tâm đắc nhất, anh Thạch cho biết: Anh phải mất gần 3 tháng mới hoàn thành sản phẩm. Sau khi thấy nhiều gốc cà phê đẹp, anh nảy ra ý tưởng mang về để dùng làm bàn ghế. Đặc biệt, tay ghế, lưng ghế được khắc thành hình đầu các con vật rất độc đáo. Riêng mặt bàn và mặt ghế, anh dùng gỗ sao vì đường kính rộng hơn và gỗ cũng bền hơn.
“Gỗ cà phê không có lõi nên không chắc bằng các loại gỗ khác. Vì vậy, tôi đã ngâm chúng vào nước vôi khoảng hơn 1 tháng để chống mối mọt. Sau khi hoàn thành, tôi bảo quản trong nhà, tránh bị ướt hoặc ẩm mốc”-anh Thạch chia sẻ.
Anh Hoàng Văn Thạch (xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê) bên bộ bàn ghế và những bình hoa làm bằng gốc cà phê. Ảnh: Nhật Hào
Anh Hoàng Văn Thạch (xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê) bên bộ bàn ghế và những bình hoa làm bằng gốc cà phê. Ảnh: Nhật Hào
Anh Trương Quốc Tịnh-một thợ mộc tại thôn Đồng Tâm-cho biết: “Ưu điểm của gỗ cà phê là có sẵn nhiều nu và dáng thế đẹp nên quá trình tạo dáng khá đơn giản. Ngoài bàn ghế và lộc bình thì những sản phẩm còn lại chỉ cần mất khoảng vài ngày là làm xong”-anh Tịnh chia sẻ. 
NHẬT HÀO

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Những tấm gương nỗ lực vượt qua “bóng tối”

Những tấm gương nỗ lực vượt qua “bóng tối”

(GLO)- Dù không có được đôi mắt sáng như bao người khác nhưng những người bị mù ở huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) lại làm cho cuộc đời mình sáng lên bằng chính tinh thần lạc quan và nghị lực phi thường. Điều đó đã giúp họ vượt qua “bóng tối” của số phận, tìm được ánh sáng cho đời mình.

Thành viên Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo xã Ia Sao phối hợp với điều tra viên tiến hành rà soát hộ nghèo tại buôn H’Liếp. Ảnh: V.C

Ia Sao công khai, minh bạch trong điều tra, rà soát hộ nghèo

(GLO)- Hiện nay, các thôn, buôn thuộc xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa) đã hoàn tất công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều. Các quy trình đều được thực hiện công khai, minh bạch trên cơ sở đánh giá chi tiết đến từng hộ dân để có hướng hỗ trợ thiết thực, hiệu quả.

Ban Pháp chế HĐND tỉnh Gia Lai khảo sát việc giải quyết kiến nghị cử tri tại TP. Pleiku

Ban Pháp chế HĐND tỉnh Gia Lai khảo sát việc giải quyết kiến nghị cử tri tại TP. Pleiku

(GLO)- Chiều 4-11, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thái Thanh Bình-Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh dẫn đầu đoàn khảo sát đã làm việc với TP. Pleiku về giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa XII thuộc lĩnh vực pháp chế.

Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Pháo phòng không 234 giúp xây dựng nhà cho gia đình bà A Nưnh (làng Đăk Pơ Nan, xã Kon Thụp). Ảnh: T.N

Những ngôi nhà ấm tình đoàn kết ở Kon Thụp

(GLO)- Năm 2024, huyện Mang Yang được Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Gia Lai phân bổ 750 triệu đồng để hỗ trợ xây dựng 15 căn nhà (50 triệu đồng/căn) cho các hộ nghèo và cận nghèo. Huyện ủy đã thống nhất ưu tiên hỗ trợ xây dựng nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo, cận nghèo xã Kon Thụp.