Biến đổi khí hậu khiến loài ong mật đối mặt với nhiều mối đe dọa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Một báo cáo toàn cầu mới đây được đưa ra nhân "Ngày Ong Thế giới" 20/5 đã đưa ra cảnh báo, rằng: Ong mật loài thụ phấn chủ lực cho nông nghiệp đang suy giảm nghiêm trọng do thuốc trừ sâu, ô nhiễm và biến đổi khí hậu.

bee.jpg
Ong mật đang đối mặt với nhiều mối đe doạ sống còn (Nguồn: Phys.org)

Báo cáo toàn cầu nhân Ngày Ong Thế giới cảnh báo hệ lụy lớn đến an ninh lương thực, kêu gọi hành động khẩn cấp để bảo vệ. Theo các chuyên gia, số lượng động vật thụ phấn nói chung, loài ong mật nói riêng, suy giảm sẽ ảnh hưởng đến sản xuất lương thực toàn cầu.

Báo cáo cũng nêu rõ rằng gần 90% thực vật có hoa và 3/4 cây trồng chính trên thế giới phụ thuộc vào các loài động vật thụ phấn, trong khi số lượng ong mật đã giảm dần trong nhiều thập niên qua.

bumble-bee.jpg
(Nguồn: Reading.ac.uk)

Thuốc trừ sâu, ô nhiễm ánh sáng ban đêm, khí thải từ giao thông, vi nhựa, cháy rừng, chiến tranh là các mối đe dọa hàng đầu với loài này. Biến đổi khí hậu cũng là một yếu tố quan trọng khác góp phần làm suy giảm quần thể ong hoang dã. Những thay đổi về nhiệt độ và kiểu thời tiết có thể ảnh hưởng đến thời điểm ra hoa, cũng như số lượng và chất lượng của mật hoa, phấn hoa. Từ đó, ảnh hưởng tiêu cực đến sự sinh trưởng và phát triển của quần thể ong mật.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết không quá muộn để cứu loài ong. Các giải pháp được đưa ra bao gồm: trồng thêm cây có phấn hoa, hạn chế thuốc trừ sâu độc hại, bảo vệ môi trường sống tự nhiên và ứng dụng công nghệ để giám sát sức khỏe của chúng.

Sự thật thú vị về ong mật:

- Ong mật là loài côn trùng duy nhất trên thế giới tạo ra thức ăn mà con người có thể ăn được.

- Một con ong thợ có thể ghé thăm tới 2.000 bông hoa trong một ngày.

- Ong mật có thể bay với tốc độ lên tới 15 dặm một giờ.

- Tuổi thọ trung bình của ong thợ chỉ là sáu tuần.

- Một đàn ong mật có thể chứa tới 60.000 con ong.

Có thể bạn quan tâm

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

(GLO)- Vào mùa khô, Trường Mẫu giáo 2/9 (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại chật vật vì thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Có một hệ thống nước sạch ổn định để đảm bảo điều kiện sinh hoạt, học tập là mong mỏi bấy lâu của cô và trò ở ngôi trường vùng biên này.

Đức Cơ: Tôn vinh 21 tập thể, cá nhân điển hình trong các phong trào thi đua giai đoạn 2020-2025

Phụ nữ huyện Đức Cơ tích cực học tập và làm theo lời Bác

(GLO)- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thường xuyên của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đức Cơ. Qua đó, xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ nỗ lực vượt khó, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc và lan tỏa điều tốt đẹp trong cộng đồng. 

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Suốt nhiều năm chìm trong bóng tối của cách trở và thiếu thốn, làng Canh Tiến (xã Canh Liên, huyện Vân Canh) từng là một trong những "vùng trắng" điện lưới hiếm hoi còn sót lại ở Bình Định.

Ngắm đom đóm trên phố núi Pleiku

Ngắm đom đóm trên phố núi Pleiku

(GLO)- Khi tiếng ve gọi hè, trên những tán cây xanh và ở dưới mặt đất ẩm ướt sau những cơn mưa giông đầu mùa trên phố núi Pleiku lập lòe ánh sáng đom đóm. Tất cả báo hiệu một mùa đom đóm bay-mùa bình yên ở thành phố trên cao nguyên xanh.

Sau buổi phát động, người dân làng làng Đăk Hlá-Tơ Drăh đã ra quân dọn dẹp vệ sinh tại các tuyến đường và khu vực công cộng. Ảnh: Nhật Hào

Mang Yang: Đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia bảo vệ môi trường

(GLO)- Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, thời gian gần đây, người dân ở nhiều thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mang Yang đã có ý thức tham gia các hoạt động dọn dẹp vệ sinh, trồng hoa và cây xanh tại các khu vực công cộng để góp phần cải thiện cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.