Kỳ vọng nghề nuôi ong lấy mật tại vùng đệm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm 2024, khi triển khai Dự án “Xây dựng mô hình sinh kế nông nghiệp bền vững tại vùng đệm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh”, 20 hộ đồng bào dân tộc Bahnar được chọn tham gia mô hình nuôi ong lấy mật.

Đến nay, các hộ bắt đầu vào giai đoạn thu mật, tách đàn, mở ra cơ hội phát triển nghề nuôi ong lấy mật tại vùng đệm của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.

0a.jpg
Cán bộ Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh kiểm tra cầu ong nhà anh Măng (làng Đê Kjiêng, xã Ayun, huyện Mang Yang). Ảnh: N.D

Trong khuôn khổ Chương trình tài trợ nhỏ về bảo tồn và quản lý bền vững các vườn di sản ASEAN giai đoạn 2 (Hợp phần quốc gia Việt Nam) do Ngân hàng Tái thiết Đức (KFW) tài trợ, năm 2024, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã chọn 2 làng trong vùng đệm là làng Đê Kjiêng (xã Ayun, huyện Mang Yang) và làng Hà Đừng 1 (xã Đăk Rong, huyện Kbang) triển khai mô hình nuôi ong lấy mật.

Theo đó, mỗi làng có 10 hộ người Bahnar được chọn tham gia mô hình. Mỗi hộ được hỗ trợ 5 đàn ong giống cùng thùng nuôi do Trung tâm Nghiên cứu ong và nuôi ong nhiệt đới (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) cung cấp. Đồng thời, các hộ được tham gia tập huấn kỹ thuật tạo ong chúa, tách đàn, phòng trừ dịch bệnh hại đàn ong, khai thác mật, định hướng thị trường, cách quản lý đàn ong…

1a.jpg
Anh Măng (làng Đê Kjiêng, xã Ayun, huyện Mang Yang) kiểm tra cầu ong. Ảnh: N.D

Sau gần 1 năm nuôi ong lấy mật, đến nay, một số hộ tại làng Đê Kjiêng đã biết cách lựa chọn ong chúa, quay mật, tách đàn. Anh Măng (làng Đê Kjiêng) phấn khởi cho biết: Từ trước đến nay, bà con trong làng chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, tìm các loài dược liệu dưới tán rừng và khai thác mật ong tự nhiên để có thêm nguồn thu nhập. Năm 2024, gia đình tôi được tham gia mô hình nuôi ong lấy mật tại vùng đệm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.

Khi tham gia mô hình, tôi được hỗ trợ 100% con giống, thùng nuôi cùng các vật dụng nuôi ong khác. Trong quá trình nuôi, cán bộ của Vườn thường xuyên theo dõi, hướng dẫn kỹ thuật dịch chuyển đàn ong lấy mật từ các loài hoa tự nhiên cũng như hoa cà phê, nhãn quanh làng.

Vừa rồi, trong lần đầu tiên quay mật, gia đình thu được hơn 1 lít mật/đàn, chất lượng được đánh giá tương đương với mật ong rừng tự nhiên. Không chỉ có mật để bán, tôi đã biết cách tách đàn hỗ trợ lại cho bà con trong làng để cùng phát triển nghề nuôi ong lấy mật.

2a.jpg
Khu vực nuôi ong lấy mật nhà ông Ruk. Ảnh: N.D

Tương tự, ông Ruk (cùng làng) chia sẻ: Sau khi được hỗ trợ 5 đàn ong để nuôi lấy mật, gia đình ông rất phấn khởi và đặt thùng ong vào vị trí thuận lợi theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Vừa qua, đàn ong của gia đình đã cho thu được hơn 5 lít mật.

“Đàn ong của gia đình tôi nuôi chủ yếu lấy mật từ hoa rừng chất lượng tương đương với mật ong tự nhiên. Sau khi gia đình tôi nuôi ong thành công, một số hộ trong làng tìm đến học hỏi kỹ thuật để phát triển nghề nuôi ong lấy mật trong thời gian tới”-ông Ruk cho hay.

Để người dân yên tâm chăm sóc, phát triển đàn ong, sản phẩm mật do các hộ thu hoạch được các đơn vị tham gia thực hiện dự án thu mua tùy theo giá thị trường nhưng thấp nhất là 200 ngàn đồng/lít. Trao đổi với P.V, ông Ngô Văn Thắng-Giám đốc Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh-thông tin: Những năm qua, từ các nguồn dự án hỗ trợ, đơn vị đã xây dựng nhiều mô hình hỗ trợ sinh kế cho người dân ở các làng vùng đệm tại 2 huyện Mang Yang, Kbang để giúp bà con có nguồn thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Trong đó, mô hình nuôi ong lấy mật hiện đang phát triển khá tốt, bà con bắt đầu thu mật, tách đàn nhân rộng để tạo nguồn sinh kế bền vững. Với điều kiện thời tiết thuận lợi cùng với nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào, chúng tôi rất hy vọng mô hình này sẽ mở ra hướng phát triển kinh tế để người dân tăng thu nhập, vươn lên ổn định cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

(GLO)- Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.