Độc đáo mô hình ứng dụng AI vào mô hình nuôi ong lấy mật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ kinh nghiệm và kiến thức được học, Trần Minh Điền, sinh viên ngành công nghệ thông tin, Trường ĐH Trà Vinh, đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào mô hình nuôi ong lấy mật.

Công nghệ nuôi ong thông minh

Trần Minh Điền cho biết Trà Vinh sở hữu nguồn nguyên liệu mật ong dồi dào, cùng điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi cho nghề nuôi ong mật. Từ đó, Điền quyết định thực hiện dự án "BeeLife Ventures - Ong số xanh" kết hợp sản phẩm làm đẹp từ ong mật và công nghệ nuôi ong thông minh. Hiện, dự án không chỉ dừng lại ở ý tưởng mà đã có sản phẩm, dịch vụ cụ thể và đang trong giai đoạn đầu phát triển. Cụ thể là kết hợp với một số nhà vườn nuôi ong ở 2 huyện Tiểu Cần và Càng Long của tỉnh Trà Vinh.

Trần Minh Điền (giữa) cùng sản phẩm mật thu hoạch từ dự án nuôi ong thông minh
Trần Minh Điền (giữa) cùng sản phẩm mật thu hoạch từ dự án nuôi ong thông minh

Theo Điền, hệ thống ứng dụng công nghệ internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI) với các cảm biến thông minh được lắp đặt trong các thùng ong, thu thập dữ liệu về nhiệt độ, độ ẩm, âm thanh và các chỉ số liên quan đến hoạt động của đàn ong. Dữ liệu được truyền lên hệ thống đám mây và phân tích bởi các thuật toán AI để cung cấp cho người nuôi những thông tin quan trọng về tình trạng đàn ong, dự báo sớm các vấn đề về dịch bệnh, nguồn mật... thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh.

Nhờ những ứng dụng này, người nuôi ong không cần thường xuyên di chuyển đến các vị trí đặt thùng ong xa xôi mà vẫn nắm bắt được tình hình để xử lý kịp thời, giúp tiết kiệm thời gian, công sức và nâng cao hiệu quả.

Những hộp nuôi ong được Điền đặt trong vườn cây ăn trái để hút mật
Những hộp nuôi ong được Điền đặt trong vườn cây ăn trái để hút mật

Giảm thiểu hao hụt và nâng cao năng suất mật ong

"Ứng dụng công nghệ IoT và AI vào quy trình nuôi ong giúp giám sát và quản lý đàn ong hiệu quả, phát hiện sớm dịch bệnh, tối ưu hóa điều kiện sinh trưởng, từ đó giảm thiểu hao hụt và nâng cao năng suất mật ong. Bên cạnh đó, dự án còn xây dựng mô hình hợp tác với các hộ nuôi ong địa phương theo chuỗi giá trị, vừa giúp kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào, vừa giảm chi phí thu mua để có được giá thành cạnh tranh", Điền chia sẻ.

Dự án "BeeLife Ventures - Ong số xanh" giúp khai thác tiềm năng từ nguồn mật hoa dừa dồi dào, chất lượng của tỉnh Trà Vinh để phát triển ngành ong mật bền vững. Đồng thời, kiến tạo hệ sinh thái kinh doanh với chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất mật ong, ứng dụng công nghệ cao đến phát triển sản phẩm và du lịch trải nghiệm. Góp phần xây dựng mô hình phát triển kinh tế xanh, bền vững.

Hiện Điền đã xây dựng kế hoạch sản xuất và kinh doanh một cách bài bản, chi tiết. Về sản xuất, Điền áp dụng quy trình sản xuất chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm cho tất cả sản phẩm. Kế hoạch sản xuất được xây dựng dựa trên dự báo nhu cầu thị trường và khả năng cung ứng nguyên liệu. Nguồn nguyên liệu được kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc, chất lượng thông qua hợp tác với các hộ nuôi ong uy tín ở địa phương.

Thạc sĩ Dương Ngọc Văn Khanh, giảng viên bộ môn công nghệ thông tin, Trường ĐH Trà Vinh, cho biết: "Với kinh nghiệm, kỹ thuật sẵn có mô hình nuôi ong, Điền đã ứng dụng Al vào mô hình nuôi ong, gắn cảm biến độ ẩm, nhiệt độ vào khu vực nuôi và giúp người nuôi can thiệp sớm khi thùng nuôi có vấn đề. Ngoài ra, em còn kết hợp thực hiện các tour sinh thái tại các vườn nuôi ong lấy mật. Cái hay của mô hình là tính khả thi và ứng dụng công nghệ".

Theo Duy Tân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Người trẻ miền Tây vừa hào hứng vừa trăn trở, kỳ vọng về những bước tiến trong lĩnh vực mình công tác khi có cơ hội đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về chủ đề "Thanh niên VN tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu-là điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bí thư Chi đoàn Nay H’Hiên làm kinh tế giỏi

(GLO)- Không chỉ năng nổ, nhiệt tình với công tác Đoàn, chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) còn là tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm, quyết tâm khởi nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Anh Kpuih Xuân chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: M.K

Chàng trai Jrai trồng cây gì, nuôi con gì mà kiếm gần nửa tỷ đồng/năm?

(GLO)- Sau một thời gian làm công nhân tại tỉnh Bình Dương, năm 2020, anh Kpuih Xuân (28 tuổi, làng Tol, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về làng khởi nghiệp từ nông nghiệp. Nhờ chịu khó học hỏi, cần cù và sáng tạo trong sản xuất, chàng trai Jrai đạt lợi nhuận gần nửa tỷ đồng/năm.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang bên vùng nguyên liệu trồng hoa cúc chi hữu cơ. Ảnh: T.D

Cô gái 9X thành công với dòng trà “tiến vua”

(GLO)- Với mong muốn nâng cao giá trị cây dược liệu, năm 2023, chị Nguyễn Thị Thu Trang (SN 1990, trú tại thôn Tân Phong, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã xây dựng vùng nguyên liệu hữu cơ và nghiên cứu cho ra đời dòng sản phẩm trà "tiến vua" từ hoa cúc chi.

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

(GLO)- Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Gào (TP. Pleiku) kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận làng C, Rmah Minh là nữ cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết. Chị đã tích cực làm công tác dân vận, giúp đỡ người dân nghèo vươn lên trong cuộc sống.