Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn Nguyễn Thị Miền làm kinh tế giỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Không chỉ là nữ bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn tận tâm, trách nhiệm, bà Nguyễn Thị Miền (thôn Thanh Bình, xã Uar, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn là gương sản xuất kinh doanh giỏi tại địa phương. Bà là điển hình cho người phụ nữ thời đại mới giỏi việc nước, đảm việc nhà.

Rời quê hương Thái Bình theo chồng vào Gia Lai lập nghiệp từ năm 1985, cuộc sống gia đình bà Miền gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên với bản tính chịu thương, chịu khó của người con gái xứ Bắc, bà cùng chồng chăm chỉ làm ăn, phát triển kinh tế gia đình. Có chút vốn, bà lại mua thêm ruộng rẫy canh tác.

Không chỉ là Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn tận tâm, trách nhiệm, bà Nguyễn Thị Miền còn là một trong những hộ sản xuất, kinh doanh giỏi tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi
Không chỉ là Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn tận tâm, trách nhiệm, bà Nguyễn Thị Miền còn là một trong những hộ sản xuất, kinh doanh giỏi tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

39 năm gắn bó với mảnh đất Krông Pa, gia đình bà đã có 4,5ha đất canh tác và nhiều phương tiện sản xuất như máy xới, máy cày, xe công nông và ngôi nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi.

Chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, bà Miền cho hay: Hàng năm, gia đình canh tác 2 ha mì, 2,5 ha luân canh lúa, bắp và thuốc lá. Với bất kỳ loại cây trồng nào, khâu chọn giống đóng vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần quyết định năng suất, chất lượng nông sản.

Với cây mì, 2 năm trở lại đây, bà chọn canh tác giống mì HN3 để phòng-chống bệnh khảm lá. Với cây lúa, các giống Đài Thơm 8, BC15 luôn được bà lựa chọn bởi khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, chất lượng gạo thơm, ngon, được thị trường ưa chuộng.

Bên cạnh đó, bà Miền tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tận dụng nguồn chất thải từ đàn vật nuôi gồm 5 con bò và hơn 100 con vịt, bà tiến hành ủ phân hữu cơ từ phân bón, trấu và men vi sinh để cải tạo đồng ruộng. Cùng với việc cơ giới hóa từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch cũng như lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm cho toàn bộ diện tích, năng suất các loại cây trồng luôn đạt cao. Trong đó mì đạt 40 tấn/ha, thuốc lá 4 tấn khô/ha; lúa 10 tấn/ha...

Bà Nguyễn Thị Miền (Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Thanh Bình, xã Uar, huyện Krông Pa) chia sẻ kinh nghiệm trồng lúa. Ảnh: Vũ Chi

Bà Nguyễn Thị Miền (Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Thanh Bình, xã Uar, huyện Krông Pa) chia sẻ kinh nghiệm trồng lúa. Ảnh: Vũ Chi

“Làm nông nghiệp thời 4.0 không còn vất vả như trước bởi hầu hết các công đoạn đều được cơ giới hóa. Tôi cũng từng bước thay đổi thói quen canh tác cũ, sử dụng các loại phân hữu cơ, thuốc sinh học để vừa tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường, vừa đảm bảo sức khỏe và góp phần cải tạo đất. Hiện mô hình kinh tế tổng hợp mang lại cho gia đình tôi thu nhập trên 300 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí”-bà Miền cho hay.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, với vai trò Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Thanh Bình, bà Miền tích cực vận động người dân tham gia các phong trào, cuộc vận động, chung tay xây dựng nông thôn mới tại địa phương. 7 năm đảm nhận vai trò “người vác tù và hàng tổng”, bà Miền luôn được cán bộ và nhân dân tin yêu, tín nhiệm.

Với mỗi chương trình, kế hoạch, bà đều đưa ra bàn luận tại các buổi sinh hoạt chi bộ, họp thôn để lấy ý kiến số đông, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ. Khi triển khai thực hiện, bà là người gương mẫu đi đầu để làm gương.

Tiêu biểu như phong trào hiến đất làm đường giao thông nông thôn, gia đình bà tiên phong hiến hơn 300m2 đất để làm đường ra khu sản xuất, tạo điều kiện cho bà con đi lại, vận chuyển hàng hóa. Noi gương bà, từ năm 2020 đến nay, cán bộ và nhân dân trong thôn đã hiến hơn 1.000m2 đất để mở rộng hơn 1km đường giao thông nông thôn, đóng góp kinh phí duy trì gần 2km đèn đường chiếu sáng. Toàn thôn chỉ còn 11 hộ nghèo và 15 hộ cận nghèo.

Bà Miền trải lòng: “Đàn ông đảm nhận trọng trách xã hội khó khăn một thì phụ nữ khó khăn gấp 10. Vì vậy, để vừa làm tốt công tác xã hội, vừa chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái, tôi phải bố trí thời gian hợp lý. Trong công việc, nguyên tắc dân chủ luôn được đặt lên hàng đầu. Trong gia đình, tôi tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của chồng con. Đã nhận nhiệm vụ thì phải hoàn thành, lấy mình làm gương để bà con học tập làm theo”.

Bà Miền tích cực học tập, nghiên cứu các văn bản, chỉ thị của cấp trên để triển khai công việc đạt hiệu quả. Ảnh: Vũ Chi

Bà Miền tích cực học tập, nghiên cứu các văn bản, chỉ thị của cấp trên để triển khai công việc đạt hiệu quả. Ảnh: Vũ Chi

Ông Lương Bích Ngọc (đảng viên chi bộ thôn Thanh Bình) chia sẻ: “Không chỉ năng động, sáng tạo trong công việc, bà Miền luôn giữ mối quan hệ hòa đồng, vui vẻ, sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Đi nhiều, học hỏi được mô hình hay, bà chia sẻ để người dân học hỏi làm theo, phát triển kinh tế. Nhờ có người dẫn dắt tận tâm, trách nhiệm, 14 đảng viên trong chi bộ cũng như bà con trong thôn luôn đoàn kết, đồng lòng thực hiện các phong trào, cuộc vận động tại địa phương. Nhờ vậy, đời sống người dân từng bước được cải thiện, thôn làng khang trang, sạch đẹp hẳn lên”.

Bà Nay H’Men-Phó Bí thư Đảng ủy xã Uar cho biết: Toàn xã có 5/5 thôn, làng đã thực hiện chủ trương nhất thể hóa bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, đạt 100%, đặc biệt có 2 bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn là nữ. Trong đó, bà Miền được Đảng ủy xã đánh giá rất cao bởi sự nhiệt tình, tâm huyết trong công việc. Khi Đảng ủy ra nhiệm vụ, bà luôn triển khai đầy đủ, tạo sự thống nhất trong chi bộ và quần chúng nhân dân. Bà cũng phát huy tốt vai trò tiên phong của người đảng viên trong phát triển kinh tế gia đình. Bà là điển hình cho hình mẫu người phụ nữ thời đại mới giỏi việc nước, đảm việc nhà, là tấm gương để mọi người học tập, làm theo.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.