Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn Aron học và làm theo Bác

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Phát huy tinh thần gương mẫu của cán bộ “Đảng cử, dân tin”, anh Aron-Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn Đê Gơl (xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) luôn năng nổ và nỗ lực vì việc chung.

Năm 2021, gia đình Aron vẫn còn là hộ cận nghèo của làng chỉ vì chưa mạnh dạn thoát khỏi lối canh tác cũ, ít chăm sóc, ít đầu tư phân bón. Nhận thấy trách nhiệm của một đảng viên, chi hội trưởng nông dân cần phải gương mẫu đi đầu trong mọi việc, anh Aron đã chủ động vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội để đầu tư mua phân bón cho cây trồng và làm chuồng nuôi heo, bò. Hơn 1 năm sau, gia đình Aron đã thoát khỏi hộ cận nghèo, đến nay trở thành hộ có thu nhập khá của làng, sở hữu 1 ha cây cà phê, 2 sào lúa nước, 5 con bò, 1 con heo nái.

Từ hộ cận nghèo, gia đình anh Aron vươn lên thành hộ có thu nhập khá giả trong làng. Ảnh: P.D

Từ hộ cận nghèo, gia đình anh Aron vươn lên thành hộ có thu nhập khá giả trong làng. Ảnh: P.D

“Thỉnh thoảng mình mới lùa bò ra đồng, chủ yếu là nuôi nhốt chuồng, tận dụng nguồn phân bón cho cây trồng. Diện tích đất trống xung quanh vườn cà phê, mình trồng cỏ để nuôi bò; trữ thêm rơm khô sau mỗi mùa gặt làm thức ăn. Đàn bò được chăm sóc tốt nên sinh sản đều, mình để nuôi tăng đàn, chỉ bán khi nào gia đình có việc quan trọng. Như làm nhà năm ngoái, mình bán 2 con được gần 30 triệu đồng. Heo nái mỗi lứa sinh sản 8-10 con, mình nuôi rồi bán heo thịt có thêm tiền chi tiêu trong gia đình”-anh Aron cho hay.

Kinh tế gia đình dần cải thiện, cuối năm 2023, anh Aron mua thêm xe công nông phục vụ sản xuất, thỉnh thoảng chở nông sản, phân bón thuê cho người dân trong làng. Vợ chồng anh quyết định xây lại ngôi nhà rộng rãi, khang trang thay thế ngôi nhà tôn đã xuống cấp.

Năm 2022, ở tuổi 39, anh được cấp ủy chi bộ và nhân dân tin tưởng bầu làm bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn. “Mình cũng dành thời gian đọc, nghiên cứu tài liệu nhưng có nhiều việc còn bỡ ngỡ. Những lúc như thế, mình trao đổi với cấp trên và những người đi trước để được hướng dẫn, hỗ trợ”-anh Aron chia sẻ.

Cùng với đó, anh cũng dành nhiều thời gian để gặp gỡ, trò chuyện, nắm bắt tình hình mọi mặt đời sống trong nhân dân. Trên cơ sở đó cùng cấp ủy, chi bộ lãnh đạo, chỉ đạo và Ban Nhân dân làng triển khai thực hiện các nhiệm vụ.

Những ngày này, Aron thường xuyên có mặt tại nhà anh Lưng (hộ nghèo trong làng) để nắm bắt tình hình xây dựng nhà tình nghĩa. Ngôi nhà của anh Lưng dự kiến xây dựng với tổng kinh phí 70 triệu đồng, trong đó Trung tâm Kiểm định đạn dược T265 (Cục Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng) hỗ trợ 50 triệu đồng. Ngôi nhà có diện tích gần 50m2, xây dựng cạnh nhà tôn cũ.

“Nhà cũ mình giữ lại để ở trong lúc chờ nhà mới hoàn thành. Khi nào xong, mình tháo dỡ, tận dụng các tấm tôn còn sử dụng được để ốp chống thấm tường. Gia đình mình có 3 sào đất trồng cây cà phê, 2 sào đất trồng lúa cũng dành dụm được 20 triệu đồng để góp thêm vào làm nhà. Nhờ địa phương, đơn vị quan tâm, anh em trong gia đình hỗ trợ thêm ngày công lao động, mình rất vui. Mình sẽ cố gắng để sớm thoát nghèo”-anh Lưng vui vẻ nói.

Theo anh Aron, làng có 117 hộ dân, trong đó có 68 hộ dân tộc thiểu số. Hầu hết các hộ dân trong làng đều có đất sản xuất, ít thì 2 sào, nhiều thì hơn 1 ha. Chủ yếu là trồng cây cà phê, lúa nước, cây ăn quả,...và chăn nuôi heo, bò. Làng còn 10 hộ nghèo. Riêng Chi bộ có 15 đảng viên và không còn đảng viên là hộ nghèo, cận nghèo. Ngoài vận động nhân dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong lao động, sản xuất và đời sống; anh cùng với chi bộ, Ban Nhân dân thôn còn tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động thực hiện các phần việc không cần sự đầu tư của nhà nước trong xây dựng nông thôn mới và đóng góp kinh phí làm đường giao thông nông thôn.

Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn Aron (áo vàng) trao đổi cùng lãnh đạo xã Đăk Djrăng về tiến độ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo trong làng. Ảnh: P.D

Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn Aron (áo vàng) trao đổi cùng lãnh đạo xã Đăk Djrăng về tiến độ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo trong làng. Ảnh: P.D

Năm 2022, nhân dân trong làng đối ứng 160 triệu đồng làm 800m đường giao thông; năm 2023 đối ứng hơn 20 triệu đồng làm 100m đường giao thông và hàng rào, sân bóng chuyền của làng. Đường mở rộng, bê tông hóa nên bà con rất phấn khởi và nhiệt tình hưởng ứng. Đến nay, làng đã đạt được 10 tiêu chí trong xây dựng làng đạt chuẩn nông thôn mới và phấn đấu trong năm 2024 đạt thêm 4 tiêu chí. Trong đó có 4 tiêu chí mà làng xác định khó khăn, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện, gồm: thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo, y tế, môi trường.

Cụ thể, thu nhập bình quân đầu người của làng mới chỉ đạt mức bình quân là 30 triệu đồng/người/ năm; chỉ có 209 người tham gia BHYT trong tổng số 564 người dân; chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn chưa được thu gom, xử lý theo quy định; hộ gia đình chưa thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn,...

Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Djrăng Vi Văn Vinh nhận xét: Đồng chí Aron là một cán bộ gương mẫu trong thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên trong phát triển kinh tế gia đình, từ hộ cận nghèo trở thành hộ khá giả. Được “Đảng cử, dân tin”, đồng chí chịu khó học hỏi và từng bước hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; quan tâm chăm lo đời sống của nhân dân trong làng. Đồng chí đã tích cực tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân thay đổi nếp nghĩ cách làm, áp dụng khoa học kỹ thuật, vay vốn đầu tư phát triển sản xuất; chủ động thực hiện các phần việc trong xây dựng nông thôn mới và đóng góp kinh phí làm đường giao thông nông thôn.

Về phía xã cũng tập trung nhiều nguồn lực, nhất là nguồn lực từ chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; phối hợp cùng mặt trận, đoàn thể để trao sinh kế, hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo, phấn đấu đến cuối năm 2025, Đê Gơl đạt chuẩn làng nông thôn mới theo tinh thần Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh”.

Có thể bạn quan tâm

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn trao tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho người dân, cán bộ thôn Hà Ra, xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang. Ảnh: N.N

Tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

(GLO)- Phát huy truyền thống 94 năm Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam-MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), Mặt trận các cấp trong tỉnh Gia Lai đã thể hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

(GLO)- Những năm gần đây, Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án chống sạt lở bờ sông, suối. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể đầu tư rộng khắp, tình trạng sạt lở bờ sông, suối ở một số nơi vẫn xảy ra.

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

(GLO)- Những ngày qua, không khí rộn ràng của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc lại lan tỏa khắp các khu dân cư trên địa bàn thị xã An Khê. Ngày hội là dịp để chính quyền địa phương triển khai các công trình ý nghĩa, thắt chặt tình đoàn kết và chung sức xây dựng khu dân cư ngày càng giàu đẹp.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa cùng các đại biểu dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn. Ảnh: Vũ Chi

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn

(GLO)- Chiều 16-11, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con Liên khu dân cư thôn Ma Rin 3 và Ma San (xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Tuân (bìa phải)-Bí thư Chi bộ làng Khôn trao đổi về công tác chuẩn bị đại hội chi bộ với lãnh đạo Đảng ủy xã Ia Mơ. Ảnh: P.D

Làng Khôn gặp khó về công tác cán bộ

(GLO)- Theo kế hoạch, đầu năm 2025, làng Khôn (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) sẽ tiến hành bầu trưởng thôn và tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2027. Tuy nhiên, làng Khôn vẫn còn khó khăn trong công tác cán bộ và phát triển đảng viên.