Lớp bồi dưỡng Văn học trẻ-Văn học dân tộc thiểu số năm 2024 thu nhận 76 tác phẩm cuối khóa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sáng 1-8, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai bế mạc lớp bồi dưỡng Văn học trẻ-Văn học dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm tổng kết, đánh giá công tác tổ chức.

Các học viên của lớp bồi dưỡng tại buổi bế mạc. Ảnh: Lam Nguyên

Các học viên của lớp bồi dưỡng tại buổi bế mạc. Ảnh: Lam Nguyên

Buổi bế mạc lớp bồi dưỡng Văn học trẻ-Văn học dân tộc thiểu số có sự góp mặt của 34 học sinh các trường THCS, THPT tham gia lớp bồi dưỡng.

Theo đánh giá của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, nhiều học viên lớp bồi dưỡng được các nhà văn, nhà thơ đứng lớp nhận xét có tố chất, nếu bền bỉ với việc đọc và viết thì có thể phát triển năng khiếu. Sau khóa bồi dưỡng diễn ra 1 tuần (từ ngày 1 đến 7-7) và thời gian các em tự sáng tác, hoàn thiện tác phẩm, đến nay Hội đã nhận được 76 tác phẩm gửi về, tăng hơn gấp đôi so với số tác phẩm của lớp bồi dưỡng năm 2023 (35 tác phẩm).

Các tác phẩm nộp cuối khóa đều giàu cảm xúc, đề tài phong phú. Trong số này có 2 bài đã được chọn đăng trên báo Nhi Đồng TP. Hồ Chí Minh; 2 bài được đăng tải trên bản tin, website của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Một số bài viết chất lượng cũng đang được biên tập và gửi cộng tác đến các báo, tạp chí.

Nghệ sĩ Ưu tú Đặng Công Hưng-Phó Chủ tịch phụ trách Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh trao chứng nhận hoàn thành lớp bồi dưỡng cho học viên. Ảnh: Lam Nguyên

Nghệ sĩ Ưu tú Đặng Công Hưng-Phó Chủ tịch phụ trách Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh trao chứng nhận hoàn thành lớp bồi dưỡng cho học viên. Ảnh: Lam Nguyên

Phát biểu bế mạc, Nghệ sĩ Ưu tú Đặng Công Hưng-Phó Chủ tịch phụ trách Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh nhận xét: “76 bài viết gửi về cho lớp là 76 sắc thái của những cảm xúc hồn nhiên, trong trẻo. Qua các bài viết, các em đã thể hiện tình cảm của mình dành cho cha mẹ, ông bà-những người thân thuộc mà đôi khi cảm xúc chẳng thể diễn giải hết bằng lời. Và cả tình yêu dành cho Pleiku…Chúng tôi hy vọng trong tương lai gần, các em sẽ là đội ngũ kế cận, tiếp nối và giải quyết bài toán khó cho sự “già hóa” của lực lượng văn nghệ sĩ tỉnh nhà”.

Tại lễ bế mạc, ngoài trao giấy chứng nhận cho học viên hoàn thành lớp bồi dưỡng, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh còn trao quà cho 11 học viên có tác phẩm chất lượng cuối khóa.

Có thể bạn quan tâm

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn bắp của ba

(GLO)- Nhiều năm ở phố nhưng tôi đã quen với đất đồng, quen với sự bình yên làng mạc. Bởi vậy, hễ có dịp là tôi tranh thủ về quê, chẳng nhất thiết là phải cuối tuần.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bài học đầu tiên

(GLO)- Buổi sáng hôm ấy, mẹ nắm tay đưa tôi đến trường lần đầu tiên. Ngôi trường làng nhỏ bé, nằm giữa những tán cây xanh rợp bóng mát. Không gian thoang thoảng mùi thơm của những đóa hoa bên đường.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Khơi dậy ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc cho thiếu nhi Gia Lai

Khơi dậy ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc cho thiếu nhi Gia Lai

(GLO)- Để học sinh thể hiện sự hiểu biết về văn hóa dân tộc, tổ chức Đoàn-Đội các cấp của tỉnh Gia Lai triển khai hoạt động vẽ tranh, trình diễn trang phục truyền thống…Các hoạt động góp phần khơi dậy ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Các em học sinh trải nghiệm đan gùi với nghệ nhân làng Ngơm Thung, xã Ia Pết, huyện Đak Đoa. Ảnh: L.N

Sức sống di sản

(GLO)- Tham gia một sự kiện quy mô song các nghệ nhân gần như không trình diễn mà như đang trong buổi sinh hoạt văn hóa vẫn thường diễn ra tại buôn làng; khách tham quan cũng được hòa mình vào những trải nghiệm không thể thú vị hơn tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024.

Vũ khúc cao nguyên

Vũ khúc cao nguyên

(GLO)- Tháng 11, dã quỳ xúng xính váy hoa bung xòe nơi cao nguyên đất đỏ. Dã quỳ như cô gái nhỏ vẫn chung tình thao thiết với cái hẹn nắng lộng, trời xanh.

Dặm dài năm tháng

Dặm dài năm tháng

(GLO)- Tôi ngang qua trường cũ trong một ngày vòm trời xám đục trong bàng bạc hơi sương. Cảnh vật đã không còn như xưa nữa. Chỉ có cây bàng nơi góc sân trường run run giơ những chiếc lá ối đỏ phơ phất vẫy trong gió lạnh.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Ký ức của ba

Ký ức của ba

Bảng khám bệnh điện tử hiển thị con số 106, tôi ngó quanh quất tìm ba tôi. Ông già lại đi lung tung đâu đó. Tôi hớt hải chạy quanh sảnh bệnh viện: “Kia rồi”, chiếc áo kaki màu xanh bộ đội.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...