Gia Lai: Khai mạc lớp bồi dưỡng Văn học trẻ-Văn học dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sáng 1-7, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai khai mạc lớp bồi dưỡng Văn học trẻ-Văn học dân tộc thiểu số năm 2024 thu hút 32 học sinh các trường THCS, THPT trên địa bàn TP. Pleiku tham gia.
Có 32 học sinh tham gia lớp bồi dưỡng Văn học trẻ-Văn học dân tộc thiểu số năm 2024. Ảnh: Lam Nguyên

Có 32 học sinh tham gia lớp bồi dưỡng Văn học trẻ-Văn học dân tộc thiểu số năm 2024. Ảnh: Lam Nguyên

Trong 7 ngày (từ ngày 1 đến 7-7), học sinh lớp bồi dưỡng Văn học trẻ-Văn học dân tộc thiểu số sẽ được gặp gỡ, trao đổi với các nhà văn, nhà thơ uy tín trong và ngoài tỉnh như: Phạm Đức Long, Lê Vi Thủy, Đào An Duyên, Ngô Thanh Vân (Gia Lai); Cao Duy Sơn (Hà Nội); Trần Gia Bảo, Tống Phước Bảo (TP. Hồ Chí Minh).

Theo đó, các em sẽ được hướng dẫn phương pháp sáng tác văn xuôi, thơ, văn học thiếu nhi, văn học dân tộc thiểu số; đi thực tế tại Nhà lao Pleiku, Biển Hồ…

Nhà thơ Ngô Thanh Vân-Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai trao đổi với học sinh lớp bồi dưỡng về cảm hứng sáng tác văn chương. Ảnh: Lam Nguyên

Nhà thơ Ngô Thanh Vân-Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai trao đổi với học sinh lớp bồi dưỡng về cảm hứng sáng tác văn chương. Ảnh: Lam Nguyên

Trong khuôn khổ chương trình, sáng 7-7, Hội Văn học Nghệ thuật 3 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông còn phối hợp còn tổ chức buổi tọa đàm chủ đề “Viết văn trẻ-Văn học Tây Nguyên đương đại”.

Đây là dịp để các em học sinh có niềm đam mê với văn học được tiếp thêm niềm hứng khởi với văn chương và sáng tạo nghệ thuật.

Có thể bạn quan tâm

Nhà báo cũng là người bảo vệ!

Nhà báo cũng là người bảo vệ!

Trong bức thư "Gửi anh em văn hóa và trí thức Nam Bộ" vào tháng 5-1947, trong đó có các nhà báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ tà…".
Gương mặt thơ: Huỳnh Dũng Nhân

Gương mặt thơ: Huỳnh Dũng Nhân

(GLO)- Người thì gọi ông là “sói phóng sự”, người phong “vua phóng sự”, đều để nói ông là một nhà báo tầm cỡ của làng báo Việt. Từng là nhà báo trực tiếp viết báo, là Tổng Biên tập Tạp chí Nghề báo, là thầy dạy báo chí cho mấy trường đại học... nhưng khi về hưu, ông lại chăm chỉ làm thơ và vẽ.

Gương mặt thơ Dương Kỳ Anh

Gương mặt thơ: Dương Kỳ Anh

(GLO)- Ông là một cái tên từ lâu đã không còn xa lạ với bạn đọc trên cả nước, dù là thơ, văn hay báo. Nhiều năm làm Tổng Biên tập Báo Tiền Phong với tên thật là Dương Xuân Nam, là người “đẻ” ra cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở nước ta là “Hoa hậu Báo Tiền Phong” và được duy trì tới giờ.