Văn học dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên: Chờ đợi những tác giả trẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
“Ngoại trừ những tác phẩm viết về kháng chiến cách mạng, còn hiện nay, khu vực Tây Nguyên đã có những tác phẩm đồ sộ chưa? Câu trả lời là chưa!”, nhà văn Cao Duy Sơn, Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) các dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam, đã chia sẻ như vậy trong cuộc tọa đàm về văn học DTTS được tổ chức mới đây tại Gia Lai.

“Ngoại trừ những tác phẩm viết về kháng chiến cách mạng, còn hiện nay, khu vực Tây Nguyên đã có những tác phẩm đồ sộ chưa? Câu trả lời là chưa!”, nhà văn Cao Duy Sơn, Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) các dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam, đã chia sẻ như vậy trong cuộc tọa đàm về văn học DTTS được tổ chức mới đây tại Gia Lai.

Đời sống của đồng bào khu vực Tây Nguyên đã khác trước, nhưng chưa được thể hiện nhiều trong các tác phẩm văn học. Ảnh: HÙNG HOA LƯ

Đời sống của đồng bào khu vực Tây Nguyên đã khác trước, nhưng chưa được thể hiện nhiều trong các tác phẩm văn học. Ảnh: HÙNG HOA LƯ

Mỏng cả lượng và chất

Theo nhà văn Cao Duy Sơn, hiện nay, khu vực Tây Nguyên đã đổi mới và phát triển, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, cần có những tác phẩm phản ánh được hơi thở cuộc sống đương đại. Thế nhưng, các tác phẩm xuất bản từ trước đến nay vẫn chưa thật sự chất lượng, cuốn hút về cách thể hiện và ý tưởng, nội dung cũng thiếu đi chất thời đại. “Những tác phẩm mang đậm màu sắc Tây Nguyên thì chỉ có những người sống ở vùng đất này, người hiểu và có tình cảm về Tây Nguyên mới viết được thôi”, nhà văn Cao Duy Sơn nói.

Còn theo NSƯT Phạm Ngọc Hân, Phó Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Kon Tum, dù hội viên chuyên ngành văn học chiếm hơn 1/3 trong số hơn 140 hội viên của Hội VHNT Kon Tum, nhưng hội viên người DTTS lại quá ít. “Nhìn vào lực lượng tác giả văn học DTTS có thể dễ dàng nhận thấy thành phần dân tộc còn thiếu hụt. Không chỉ tác giả trẻ mà cả các lứa tuổi khác cũng rất ít. Ở Kon Tum, hiện có 43 dân tộc anh em cùng sinh sống nhưng số tác giả là người DTTS chỉ đếm trên đầu ngón tay”, ông Phạm Ngọc Hân cho biết.

Ngay như tỉnh Gia Lai, địa phương có lực lượng viết trẻ hùng hậu nhất ở khu vực Tây Nguyên, với khoảng 20 tác giả, trong đó có những cái tên đang tham gia sôi nổi vào đời sống văn học cả nước như Ngô Thanh Vân, Lê Vi Thủy, Lê Thị Kim Sơn, Đào An Duyên, Tạ Ngọc Điệp, Lữ Hồng… Có điều, hầu hết các tác giả đều là người Kinh. Và việc khai thác đề tài DTTS không phải là điều dễ dàng. Nhà văn Lê Vi Thủy thừa nhận: “Không riêng gì bản thân tôi, các tác giả trẻ của Gia Lai cũng chưa có tác phẩm nào đi sâu vào các mảng đề tài DTTS. Đây là một điều đáng tiếc”. Theo Lê Vi Thủy, để có một tác phẩm viết về DTTS địa phương, người viết cần tìm hiểu về tập quán sinh sống, hiểu sâu về văn hóa, tinh thần, con người của nơi đây. Đây là điều không phải ngày một ngày hai làm được mà đòi hỏi có quá trình học hỏi, kinh nghiệm sống cũng như tích lũy đủ trải nghiệm... mới có thể viết được.

“Tác giả trẻ tham gia sáng tạo văn học đã hiếm, tác giả trẻ DTTS lại càng hiếm. Phát hiện tác giả trẻ đã khó, duy trì và phát triển còn khó hơn, đấy là chưa nói đến sự thành công trong sáng tạo VHNT bao giờ cũng khắt khe. Theo tôi, các tác giả văn học trẻ DTTS rất cần được quan tâm bồi dưỡng, trân trọng, rất cần tâm huyết, trách nhiệm thực sự của những người trong cuộc”, NSƯT Phạm Ngọc Hân, Phó Chủ tịch Hội VHNT Kon Tum, chia sẻ.

Cần quan tâm lâu dài

Trong bức tranh chung của văn học DTTS khu vực Tây Nguyên, điểm sáng dường như thuộc về Kon Tum khi địa phương này đang có lực lượng các cây bút DTTS “nhỉnh” hơn, với những cái tên như H’Siêu Bya, H’Xíu H Mok, H’Phi La Niê, H’Lê Na… Tuy nhiên, theo nhà văn Niê Thanh Mai, Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Đắk Lắk, đa phần tác giả là nữ, và họ chưa thật sự tạo được dấu ấn trên văn đàn, cần nhiều thời gian hơn nữa để khẳng định mình.

Nhìn nhận thực tế thiếu và yếu của văn học DTTS Tây Nguyên hiện nay, nhưng theo nhà văn Niê Thanh Mai, điều quan trọng không kém là tìm cách thức, giải pháp cho vấn đề này dường như chưa được cụ thể hóa bằng hoạt động, chương trình cụ thể. “Làm thế nào để tìm kiếm, bồi dưỡng những bạn trẻ nhất là các bạn trẻ DTTS có khả năng sáng tác thêm nhiều hứng thú để gắn bó với văn chương hay hỗ trợ, đồng hành với họ trên chặng đường gập ghềnh và khó khăn này thì vẫn đang là câu hỏi mà thôi!”, nhà văn Niê Thanh Mai bày tỏ.

Cũng theo nhà văn Niê Thanh Mai, tiếp nối thế hệ tiền bối của Hội VHNT tỉnh Đắk Lắk, trong nhiều năm qua, hội rất chăm chút tìm kiếm và bồi dưỡng cho lực lượng trẻ. Chị cho biết: “Ngay lúc này, tôi và những người làm công tác quản lý về văn hóa, VHNT trên địa bàn Đắk Lắk, bằng nhiều cách thức khác nhau đã và đang chú trọng vào việc bồi dưỡng, tìm kiếm những nhân tố trẻ, có khả năng, nhiệt huyết”.

Đồng quan điểm, nhà văn Cao Duy Sơn cho rằng, các ngành nghề khác có thể đào tạo được hàng loạt nhưng với văn chương, may mắn trong khoảng 10-15 năm, có khi 20-30 năm, thậm chí hàng thế kỷ sau mới xuất hiện một vài người. “Đây là công việc không thể ăn xổi, mà đòi hỏi có tính lâu dài, phải quan tâm, nuôi dưỡng, đào tạo liên tiếp và lâu dài. Có những người 30-40 tuổi, thậm chí 50 tuổi mới bất chợt bùng nổ trên văn đàn. Chúng ta phải nuôi dưỡng họ bằng cách mở ra những lớp tập huấn, các buổi gặp gỡ trao đổi, những cuộc tọa đàm, thảo luận hàng năm”.

Có thể bạn quan tâm

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

(GLO)- Năm 2024 được xem là năm “mưa giải thưởng” của văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai tại các liên hoan, cuộc thi khu vực và toàn quốc, trong đó có nhiều giải cao. Đây là ghi nhận xứng đáng cho sự đầu tư, nỗ lực trong lĩnh vực đòi hỏi sức sáng tạo không ngừng của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Họa sĩ Lê Hùng và tập sách ảnh vừa xuất bản. Ảnh: P.D

Họa sĩ Lê Hùng: Tìm chốn riêng sắc màu

(GLO)- Cây bàng cao lớn nghiêng tàng lá xuống ngôi nhà nhỏ (64A Lê Thánh Tôn, TP. Pleiku) được họa sĩ Lê Hùng chọn làm nơi đặt phòng tranh cá nhân. Sau hơn 40 năm gắn bó với cây cọ, ông mới có một chốn riêng để trưng bày tác phẩm mà mình dày công sáng tác.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.