Văn học Tây Nguyên trong tiến trình xây dựng đất nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Giữa những ngày TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đak Lak) dày đặc các hoạt động của Ngày Sách Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam góp thêm một sự kiện. Đó là hội nghị triển khai công tác văn học năm 2023 khu vực Tây Nguyên và tọa đàm “Văn học Tây Nguyên trong tiến trình xây dựng đất nước”.

Theo thống kê, hiện có gần 30 nhà văn là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đang sống và hoạt động ở 5 tỉnh Tây Nguyên. Tuy thế, số trẻ, số đang còn khả năng sáng tác không nhiều. Đấy là thực trạng, mà nhà văn, nếu không còn sáng tác thì tức là anh tự từ bỏ vai trò và trách nhiệm của mình. Nhà văn chuyên nghiệp là phải viết, viết đều, viết liên tục và chất lượng, có sự lan tỏa trong đời sống. Những cuộc hội nghị, tọa đàm, hội thảo, gặp gỡ... là yếu tố tích cực để tạo cú hích, chất xúc tác để nhà văn có hưng phấn, có đà và có sự kích thích để viết.

Ngày 24-7-2022, Hội Văn học Nghệ thuật Đak Lak phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật 2 tỉnh Đak Nông, Gia Lai tổ chức tọa đàm “Văn học dân tộc thiểu số Tây Nguyên-những hướng đi” . Ảnh: Báo Đak Lak

Ngày 24-7-2022, Hội Văn học Nghệ thuật Đak Lak phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật 2 tỉnh Đak Nông, Gia Lai tổ chức tọa đàm “Văn học dân tộc thiểu số Tây Nguyên-những hướng đi” . Ảnh: Báo Đak Lak

Hội nghị thì nhanh, chỉ các nhà văn hội viên dự, tọa đàm thì lâu và có thêm các văn nghệ sĩ là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Đak Lak, nhóm nhà văn trẻ TP. Hồ Chí Minh được mời lên giao lưu với độc giả Buôn Ma Thuột. Những vấn đề muôn thuở và cả những cụ thể vùng miền được đặt ra. Ví dụ vĩ mô như “Văn chương đồng hành thế nào với đời sống, với cuộc đời”. Nhà văn rời tháp ngà bình yên để lao vào đời sống đầy sóng gió, đầy những xao động này. Rồi tâm thế nhà văn trước thời đại, trước số phận dân tộc mình, thế nào là tự do sáng tác, là hội nhập... Còn vấn đề cụ thể, vi mô như cách hành xử của các nhà văn với Tây Nguyên, với vốn văn hóa truyền thống đồ sộ này; viết về nó như thế nào, lặn sâu vào nó hay đứng ngoài miêu tả lớt phớt; sống cùng nó hay đứng nhìn.

Theo nhà thơ Nguyễn Quang Thiều-Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, số phận văn học Tây Nguyên do các nhà văn đang sống ở Tây Nguyên quyết định. Rất khó để người nơi khác đến để có thể viết hay về nó nếu không sống tận cùng với vùng đất này, hiểu tới tận cùng và tôn trọng tới tận cùng. Nó không chỉ là di sản văn hóa dân gian, mà sẽ là di sản mới, nền văn học mới thông qua các thế hệ nhà văn.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa-Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nêu ví dụ, nhiều tác phẩm lớn trên thế giới do các nhà văn người dân tộc thiểu số viết, như C.T. Aitmatov, R.Gamzatov... Họ thuộc các dân tộc nhỏ nhưng tầm văn hóa của họ rất lớn. Ở trong nước thì Y Phương, Lò Ngân Sủn chẳng hạn. Vì vậy, theo ông, các nhà văn Tây Nguyên đang sống trên kho vàng, vấn đề là khai thác nó như thế nào để xứng và khỏi lãng phí kho vàng ấy.

Nhà thơ Phạm Đức Long-một người xứ Nghệ sống ở Gia Lai gần nửa thế kỷ thì cho rằng: “Các nhà văn, các cây bút không cần phải nóng ruột, cứ yêu mảnh đất nơi mình sinh sống sẽ sinh ra được tác phẩm ưng ý”. Anh Phạm Đức Long là một trong những người kết nối được văn hóa Nghệ vào văn hóa Tây Nguyên thông qua số phận các nhân vật trong tác phẩm của mình.

Nói về chất lượng của các nhà văn là hội viên hội nhà văn khu vực Tây Nguyên, nếu như nhà thơ Tạ Văn Sỹ (Kon Tum) đề nghị cần “ưu tiên” thì nhà văn Niê Thanh Mai (Đak Lak) lại phản đối. Theo nhà văn nữ người Ê Đê này thì cần chú trọng chất lượng tác phẩm của họ, bởi nhà văn sống bằng tác phẩm chứ không bằng cái danh và bạn đọc họ cũng đọc nhà văn thông qua tác phẩm chứ không phải cái danh hội viên. Hạ thấp tiêu chuẩn để kết nạp vừa coi thường người được kết nạp vừa coi nhẹ yếu tố tác phẩm.

Việc đầu tư hỗ trợ nhà văn sáng tác và xuất bản cũng có sự trao đổi kỹ. Có nhà văn đề nghị tăng cường đầu tư, tài trợ cho các nhà văn Tây Nguyên, nhưng số khác (có người viết bài này) cho rằng, nhà văn không nên và không cần trông chờ vào tài trợ, mà cứ viết cho hay, bạn đọc sẽ là người “tài trợ” lớn nhất, là họ mua sách của mình. Nhà văn cũng không nên cô lập với thế giới mạng, mà cần tận dụng lợi thế của nó để quảng bá tác phẩm.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều còn khẳng định, nếu in báo, bài thơ được ngàn người đọc là cao, nhưng đăng Facebook có tới hàng chục ngàn bạn đọc tùy lượng người theo dõi Facebook của nhà văn ấy, tức uy tín của chính nhà văn ấy. Hiện nay, nhiều nhà văn, có cả người viết bài này, in sách và bán qua mạng, đa phần là... không lỗ. Vả nữa, cũng không nên gọi là “tài trợ” cho nhà văn, mà nên là đặt hàng, Nhà nước đặt hàng. Nó thể hiện sự bình đẳng trong lao động chữ nghĩa như mọi lao động khác. Tất nhiên, nhà văn, mỗi người phải tự chịu trách nhiệm với chữ của mình, với tác phẩm của mình, bằng trách nhiệm nhà văn cao nhất.

Bên lề hội nghị thì thấy trong số gần 30 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đang sinh sống ở Tây Nguyên, số... cao tuổi hơi nhiều. Vì thế, có những nhà văn hội viên đang sống tại Buôn Ma Thuột nhưng cũng không thể dự.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...

Những tên tuổi mỹ thuật Đông Dương trở lại

Những tên tuổi mỹ thuật Đông Dương trở lại

Cùng với sự "vươn khơi" của mỹ thuật VN ra thế giới qua nhiều triển lãm quốc tế và đấu giá đình đám thì gần đây, việc tái xuất các tên tuổi hội họa xưa Trường Mỹ thuật Đông Dương tại VN cũng góp phần làm cho thị trường tranh trong nước thêm hấp dẫn, sôi động…
Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Là người con của quê hương Kinh Bắc, bị cuốn hút bởi những hình ảnh mộc mạc, bình dị và rất đỗi thân quen qua những bản khắc gỗ tranh Đông Hồ, khi bén duyên với hội họa, họa sĩ Tú Duyên đã mày mò tìm hiểu và sáng tạo ra kỹ thuật thủ ấn họa.
Cái đẹp trong thơ phái đẹp

Cái đẹp trong thơ phái đẹp

Phái đẹp, một nửa nhân loại của chúng ta có biết bao nhiêu nhà thơ từ xưa đến nay. Khi tôi tìm kiếm những câu thơ mà tôi cho là hay để đưa vào cuốn “Những câu thơ hay Đông-Tây-Kim-Cổ” (Nhà xuất bản giáo dục năm 2013) tôi mới biết được nhiều điều mà lâu nay tôi chưa hiểu hết.