Văn học Tây Nguyên trong tiến trình xây dựng đất nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Giữa những ngày TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đak Lak) dày đặc các hoạt động của Ngày Sách Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam góp thêm một sự kiện. Đó là hội nghị triển khai công tác văn học năm 2023 khu vực Tây Nguyên và tọa đàm “Văn học Tây Nguyên trong tiến trình xây dựng đất nước”.

Theo thống kê, hiện có gần 30 nhà văn là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đang sống và hoạt động ở 5 tỉnh Tây Nguyên. Tuy thế, số trẻ, số đang còn khả năng sáng tác không nhiều. Đấy là thực trạng, mà nhà văn, nếu không còn sáng tác thì tức là anh tự từ bỏ vai trò và trách nhiệm của mình. Nhà văn chuyên nghiệp là phải viết, viết đều, viết liên tục và chất lượng, có sự lan tỏa trong đời sống. Những cuộc hội nghị, tọa đàm, hội thảo, gặp gỡ... là yếu tố tích cực để tạo cú hích, chất xúc tác để nhà văn có hưng phấn, có đà và có sự kích thích để viết.

Văn học Tây Nguyên trong tiến trình xây dựng đất nước  ảnh 1

Ngày 24-7-2022, Hội Văn học Nghệ thuật Đak Lak phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật 2 tỉnh Đak Nông, Gia Lai tổ chức tọa đàm “Văn học dân tộc thiểu số Tây Nguyên-những hướng đi” . Ảnh: Báo Đak Lak

Hội nghị thì nhanh, chỉ các nhà văn hội viên dự, tọa đàm thì lâu và có thêm các văn nghệ sĩ là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Đak Lak, nhóm nhà văn trẻ TP. Hồ Chí Minh được mời lên giao lưu với độc giả Buôn Ma Thuột. Những vấn đề muôn thuở và cả những cụ thể vùng miền được đặt ra. Ví dụ vĩ mô như “Văn chương đồng hành thế nào với đời sống, với cuộc đời”. Nhà văn rời tháp ngà bình yên để lao vào đời sống đầy sóng gió, đầy những xao động này. Rồi tâm thế nhà văn trước thời đại, trước số phận dân tộc mình, thế nào là tự do sáng tác, là hội nhập... Còn vấn đề cụ thể, vi mô như cách hành xử của các nhà văn với Tây Nguyên, với vốn văn hóa truyền thống đồ sộ này; viết về nó như thế nào, lặn sâu vào nó hay đứng ngoài miêu tả lớt phớt; sống cùng nó hay đứng nhìn.

Theo nhà thơ Nguyễn Quang Thiều-Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, số phận văn học Tây Nguyên do các nhà văn đang sống ở Tây Nguyên quyết định. Rất khó để người nơi khác đến để có thể viết hay về nó nếu không sống tận cùng với vùng đất này, hiểu tới tận cùng và tôn trọng tới tận cùng. Nó không chỉ là di sản văn hóa dân gian, mà sẽ là di sản mới, nền văn học mới thông qua các thế hệ nhà văn.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa-Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nêu ví dụ, nhiều tác phẩm lớn trên thế giới do các nhà văn người dân tộc thiểu số viết, như C.T. Aitmatov, R.Gamzatov... Họ thuộc các dân tộc nhỏ nhưng tầm văn hóa của họ rất lớn. Ở trong nước thì Y Phương, Lò Ngân Sủn chẳng hạn. Vì vậy, theo ông, các nhà văn Tây Nguyên đang sống trên kho vàng, vấn đề là khai thác nó như thế nào để xứng và khỏi lãng phí kho vàng ấy.

Nhà thơ Phạm Đức Long-một người xứ Nghệ sống ở Gia Lai gần nửa thế kỷ thì cho rằng: “Các nhà văn, các cây bút không cần phải nóng ruột, cứ yêu mảnh đất nơi mình sinh sống sẽ sinh ra được tác phẩm ưng ý”. Anh Phạm Đức Long là một trong những người kết nối được văn hóa Nghệ vào văn hóa Tây Nguyên thông qua số phận các nhân vật trong tác phẩm của mình.

Nói về chất lượng của các nhà văn là hội viên hội nhà văn khu vực Tây Nguyên, nếu như nhà thơ Tạ Văn Sỹ (Kon Tum) đề nghị cần “ưu tiên” thì nhà văn Niê Thanh Mai (Đak Lak) lại phản đối. Theo nhà văn nữ người Ê Đê này thì cần chú trọng chất lượng tác phẩm của họ, bởi nhà văn sống bằng tác phẩm chứ không bằng cái danh và bạn đọc họ cũng đọc nhà văn thông qua tác phẩm chứ không phải cái danh hội viên. Hạ thấp tiêu chuẩn để kết nạp vừa coi thường người được kết nạp vừa coi nhẹ yếu tố tác phẩm.

Việc đầu tư hỗ trợ nhà văn sáng tác và xuất bản cũng có sự trao đổi kỹ. Có nhà văn đề nghị tăng cường đầu tư, tài trợ cho các nhà văn Tây Nguyên, nhưng số khác (có người viết bài này) cho rằng, nhà văn không nên và không cần trông chờ vào tài trợ, mà cứ viết cho hay, bạn đọc sẽ là người “tài trợ” lớn nhất, là họ mua sách của mình. Nhà văn cũng không nên cô lập với thế giới mạng, mà cần tận dụng lợi thế của nó để quảng bá tác phẩm.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều còn khẳng định, nếu in báo, bài thơ được ngàn người đọc là cao, nhưng đăng Facebook có tới hàng chục ngàn bạn đọc tùy lượng người theo dõi Facebook của nhà văn ấy, tức uy tín của chính nhà văn ấy. Hiện nay, nhiều nhà văn, có cả người viết bài này, in sách và bán qua mạng, đa phần là... không lỗ. Vả nữa, cũng không nên gọi là “tài trợ” cho nhà văn, mà nên là đặt hàng, Nhà nước đặt hàng. Nó thể hiện sự bình đẳng trong lao động chữ nghĩa như mọi lao động khác. Tất nhiên, nhà văn, mỗi người phải tự chịu trách nhiệm với chữ của mình, với tác phẩm của mình, bằng trách nhiệm nhà văn cao nhất.

Bên lề hội nghị thì thấy trong số gần 30 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đang sinh sống ở Tây Nguyên, số... cao tuổi hơi nhiều. Vì thế, có những nhà văn hội viên đang sống tại Buôn Ma Thuột nhưng cũng không thể dự.

Có thể bạn quan tâm

Kỷ niệm với chị Hồng Vân

Kỷ niệm với chị Hồng Vân

(GLO)- Một hôm gần trưa, tôi nhận điện thoại của Hiếu-cán bộ Văn phòng UBND tỉnh: “Trưa nay mời anh đi ăn với chị em em”. “Ơ chị em là ai?”. “Là Hồng Vân, đồng nghiệp cũ mà anh hay nhắc”. Ra thế, ai chứ Hồng Vân thì phải đi ngay.
10 tác phẩm lọt vào chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần thứ 4

10 tác phẩm lọt vào chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần thứ 4

(GLO)- Ban Tổ chức Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn-Báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) đã công bố 10 tác phẩm lọt vào chung khảo lần thứ 4, năm 2023 vào ngày 15-5. Từ top 10 này, Hội đồng Giám khảo sẽ chọn ra các giải Hiệp sĩ Dế Mèn, Khát vọng Dế Mèn để trao giải vào dịp Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6 tới.
Sôi nổi tiếng hát tuyên truyền viên

Sôi nổi tiếng hát tuyên truyền viên

(GLO)- Liên hoan tiếng hát tuyên truyền viên tỉnh Gia Lai lần thứ I vừa bế mạc sau 2 đêm diễn ra (11 và 12-5). Trong lần đầu tiên tổ chức, chương trình đã mang đến không khí giao lưu sôi nổi, tiếp thêm sinh khí cho hoạt động của các tuyên truyền viên ở cơ sở.
Những nghệ nhân "chân đất" ở Tú Thủy gìn giữ nghệ thuật hát tuồng

Những nghệ nhân "chân đất" ở Tú Thủy gìn giữ nghệ thuật hát tuồng

(GLO)- Quanh năm tất bật với công việc ruộng đồng nhưng các thành viên Câu lạc bộ (CLB) Hát tuồng thôn Tú Thủy (xã Tú An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) vẫn dành thời gian luyện tập. Một năm đôi lần, những nghệ sĩ “chân đất” được thỏa sức biểu diễn, sống trọn niềm đam mê và nỗ lực gìn giữ nét văn hóa truyền thống.
Văn học nghệ thuật Gia Lai xung kích bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Văn học nghệ thuật Gia Lai xung kích bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

(GLO)- Gia Lai hiện có 70 nhà thơ, nhà văn là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam. Với năng khiếu và nỗ lực sáng tác, các tác giả đã tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về đất và người Gia Lai; góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16-6-2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển VHNT trong thời kỳ mới.
Thơ Lê Thành Văn: Đọc Di chúc Bác Hồ

Thơ Lê Thành Văn: Đọc Di chúc Bác Hồ

(GLO)- Hơn nửa thế kỷ, những dòng Di chúc mà Bác để lại cho đồng bào vẫn còn vẹn nguyên. Bài thơ "Đọc Di chúc Bác Hồ" của tác giả Lê Thành Văn dâng trào niềm xúc động, nghẹn ngào, tiếc thương cho một tấm lòng trọn đời vì Tổ quốc, vì Nhân dân.
Gương mặt thơ: Mai Thìn

Gương mặt thơ: Mai Thìn

(GLO)- Làm thơ từ khá trẻ, có thơ in báo rồi giành giải nhất cuộc thi thơ Bình Định lúc còn là sinh viên, anh bền bỉ với phong cách riêng của mình: cô đọng, suy nghĩ, giàu chất đúc kết nhưng vẫn mơ mộng. Thơ anh thường là ngắn và có những kết thúc bất ngờ: “hoa thật thì vài hôm/còn hoa giả/cứ mãi”.
Thơ Đại Dương: Mẹ vẫn ngồi đan áo

Thơ Đại Dương: Mẹ vẫn ngồi đan áo

(GLO)- Những câu thơ trong tác phẩm "Mẹ vẫn ngồi đan áo" của tác giả Đại Dương mang nỗi buồn da diết của người mẹ mòn mỏi đợi tin chồng, con từ chiến trường đạn bom ác liệt. Sự hy sinh của cha anh đã đổi lại cho đất nước hòa bình, độc lập song dáng mẹ cặm cụi đan áo, đôi mắt xa xăm ngóng chờ vẫn không thôi day dứt, ám ảnh...