Tọa đàm "Văn học dân tộc thiểu số Tây Nguyên-những hướng đi"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 24-7, Hội Văn học Nghệ thuật Đak Lak phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật 2 tỉnh Đak Nông, Gia Lai tổ chức tọa đàm “Văn học dân tộc thiểu số Tây Nguyên-những hướng đi”.
Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm. Ảnh: Báo Đak Lak
Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm. Ảnh: Báo Đak Lak
Tham dự tọa đàm có nhà văn Cao Duy Sơn-Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam; đại diện văn nghệ sĩ thuộc Hội Văn học Nghệ thuật 3 tỉnh Đak Lak, Đak Nông, Gia Lai; cùng các trại viên Trại bồi dưỡng sáng tác “Hương rừng” năm 2022.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã có nhiều ý kiến đóng góp thể hiện cách nhìn sâu sắc, chân thực về đội ngũ, cũng như chất lượng thơ ca trong đời sống hôm nay của văn học dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Theo đánh giá chung, văn học dân tộc thiểu số Tây Nguyên hiện nay đã xuất hiện các cây bút trẻ có nội lực, có những sáng tác gây được tiếng vang, nhưng không nhiều. Hơn thế, đội ngũ này lại không bền vững do những yếu tố khách quan nên dường như không theo đuổi sự nghiệp văn chương.
Trước thực tiễn đó, các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu… đã đưa ra những đề xuất, đề nghị như phát động cuộc thi sáng tác tiểu thuyết, thơ về Tây Nguyên, mở trại sáng tác, đi thực tế, có cơ chế quảng bá các tác phẩm về Tây Nguyên, mở chuyên trang về văn học, nghệ thuật dân tộc thiểu số Tây Nguyên trên tạp chí… Các thế hệ đi trước, các Hội Văn học Nghệ thuật cần quan tâm nhiều hơn nữa, bồi dưỡng, đào tạo lực lượng sáng tạo trẻ, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu, với hy vọng đưa văn học dân tộc thiểu số Tây Nguyên có sự chuyển biến mạnh mẽ trong tương lai; đáp ứng nhu cầu thưởng thức ngày càng cao của công chúng, làm phong phú thêm kho tàng văn hóa, nghệ thuật của quê hương, góp phần tạo nên dòng chảy tinh thần phong phú trong đời sống văn hóa, nghệ thuật.
TUỆ NGUYÊN (tổng hợp)
 
 

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch nước Tô Lâm: Báo chí phải có tinh thần tiến công, đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái sai

Chủ tịch nước Tô Lâm: Báo chí phải có tinh thần tiến công, đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái sai

Theo Chủ tịch nước Tô Lâm, người làm báo cần kiên định lý tưởng, giá trị cao đẹp của nghề báo, tuân thủ nguyên tắc, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần tiến công, đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái sai, bảo vệ cái đúng, cái tốt, luôn hết lòng, hết sức vì sự nghiệp chung.
Nhà báo cũng là người bảo vệ!

Nhà báo cũng là người bảo vệ!

Trong bức thư "Gửi anh em văn hóa và trí thức Nam Bộ" vào tháng 5-1947, trong đó có các nhà báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ tà…".
Gương mặt thơ: Huỳnh Dũng Nhân

Gương mặt thơ: Huỳnh Dũng Nhân

(GLO)- Người thì gọi ông là “sói phóng sự”, người phong “vua phóng sự”, đều để nói ông là một nhà báo tầm cỡ của làng báo Việt. Từng là nhà báo trực tiếp viết báo, là Tổng Biên tập Tạp chí Nghề báo, là thầy dạy báo chí cho mấy trường đại học... nhưng khi về hưu, ông lại chăm chỉ làm thơ và vẽ.

Gương mặt thơ Dương Kỳ Anh

Gương mặt thơ: Dương Kỳ Anh

(GLO)- Ông là một cái tên từ lâu đã không còn xa lạ với bạn đọc trên cả nước, dù là thơ, văn hay báo. Nhiều năm làm Tổng Biên tập Báo Tiền Phong với tên thật là Dương Xuân Nam, là người “đẻ” ra cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở nước ta là “Hoa hậu Báo Tiền Phong” và được duy trì tới giờ.