Gia Lai: Khai mạc lớp bồi dưỡng sáng tác “Văn học trẻ-Văn học dân tộc thiểu số”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 20-7, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai khai mạc lớp bồi dưỡng sáng tác “Văn học trẻ-Văn học dân tộc thiểu số” năm 2023 với sự tham gia của 25 học sinh có năng khiếu văn học trên địa bàn TP. Pleiku.

Quang cảnh lễ khai mạc lớp bồi dưỡng sáng tác. Ảnh: Lam Nguyên
Quang cảnh lễ khai mạc lớp bồi dưỡng sáng tác. Ảnh: Lam Nguyên

Trong thời gian 1 tuần (từ 20 đến 25-7), các học viên lớp bồi dưỡng sẽ được gặp gỡ, trò chuyện về nghề viết với 4 tác giả trên địa bàn tỉnh, đều là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, đó là nhà thơ Phạm Đức Long, nhà văn Thu Loan, nhà văn Hoàng Thanh Hương và nhà thơ Ngô Thanh Vân.

Đặc biệt, chương trình còn có sự tham gia đứng lớp của 2 tác giả có tiếng trong nước, đã xuất bản nhiều tác phẩm văn học thiếu nhi gồm nhà văn Hồ Huy Sơn (Báo Sài Gòn Giải phóng) và nhà văn Văn Thành Lê (Nhà xuất bản Kim Đồng). Theo kế hoạch, ngoài 6 buổi trò chuyện trực tiếp với các tác giả, học viên sẽ được tổ chức đi thực tế, tham quan tại Nhà lao Pleiku và Bảo tàng tỉnh.

Học viên lớp bồi dưỡng được nhận quà tặng là sách của 2 nhà văn Hồ Huy Sơn và Văn Thành Lê. Ảnh: Lam Nguyên
Học viên lớp bồi dưỡng được nhận quà tặng là sách của 2 nhà văn Hồ Huy Sơn và Văn Thành Lê. Ảnh: Lam Nguyên

Phát biểu tại lễ khai mạc, Nghệ sĩ Ưu tú Đặng Công Hưng-Phó Chủ tịch phụ trách Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh kỳ vọng: “Qua lớp bồi dưỡng này, các em sẽ được nghe những chia sẻ về văn học nghệ thuật, về cách tiếp cận và cả hành trình sáng tạo để bật thoát những thôi thúc nội tâm trình hiện trên tác phẩm của mình. Hy vọng rằng trong tương lai gần, các em sẽ là đội ngũ kế cận, tiếp nối và giải quyết bài toán khó cho sự “già hóa” của lực lượng văn nghệ sĩ tỉnh nhà”.

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.