(GLO)- Sáng 11-1, Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 với sự tham dự của đông đảo hội viên.
Trong năm 2022, Hội đã linh hoạt, chủ động trong việc chuyển đổi hình thức tổ chức các hoạt động phong trào phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo an toàn trong phòng-chống dịch với nhiều đợt thực tế sáng tác tại các địa phương trong và ngoài tỉnh; tổ chức thành công nhiều đêm thơ nhạc chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước...
Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai khen thưởng các hội viên có thành tích xuất sắc. Ảnh: Lam Nguyên
Hội viên thuộc 7 chuyên ngành của Hội ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, tích cực tham gia phong trào chung và gặt hái được những thành tích đáng kể tại các liên hoan, triển lãm khu vực và toàn quốc như: Liên hoan Âm nhạc toàn quốc, Triển lãm Mỹ thuật khu vực Nam miền Trung và Tây Nguyên, Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên, Liên hoan múa không chuyên toàn quốc... Các tác phẩm có sức lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội qua nhiều hình thức quảng bá, trong đó có mạng xã hội. Hội cũng đã triển khai công tác xét hỗ trợ sáng tạo văn học nghệ thuật năm 2021 đúng quy chế với tổng kinh phí 161 triệu đồng.
Năm 2023, Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai xác định tiếp tục phát huy tinh thần dân chủ, sự năng động, sáng tạo của hội viên để có thêm nhiều tác phẩm chất lượng; tăng cường hoạt động ở cơ sở thông qua các đợt thực tế, trại sáng tác; chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật…
Tại hội nghị, Hội đã khen thưởng13 hội viên có thành tích xuất sắc; đồng thời kết nạp mới 23 hội viên các chuyên ngành.
Chiều ngày 19-1 (28 tết), Sở TT-TT TPHCM cùng các đơn vị phối hợp tổ chức khai mạc Lễ hội Đường sách Tết Quý Mão 2023 với chủ đề “Thành phố Hồ Chí Minh - Xuân an vui, xuân thịnh vượng” trên tuyến đường Lê Lợi (từ đường Nguyễn Huệ đến bùng binh Quách Thị Trang, quận 1).
(GLO)- Từ ngày 17-1 đến 10-2, Bảo tàng tỉnh Gia Lai tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Quảng trường Đại Đoàn Kết-10 năm đi vào hoạt động” trong khuôn viên của đơn vị. Đây là một cách để nhắc nhớ về sự kiện chính trị, văn hóa có ý nghĩa quan trọng đối với tỉnh nhà.
(GLO)- Vẫn bằng thủ pháp lạ hóa với “tiếng chim nghiêng qua mái”, “bài ca chín rồi”, “hương trầm nâng khăn”…, những lời thơ trong bài “Mẹ và mùa xuân” của nhà thơ Lê Từ Hiển dạt dào xúc cảm, thổn thức nỗi nhớ thương.
(GLO)- Hồi nhỏ, bữa cơm Tết gia đình thường có nhiều món ăn ngon nhưng tôi thích nhất món thịt heo thưng. Thịt heo nạc đem thưng đương nhiên ngon; nhưng kỳ lạ, thịt mỡ thưng lên rồi ăn cũng rất ngon. Gia vị thấm vào khiến thịt không còn vị béo gây ngán. Vậy nên, thịt thưng ăn hao. Cũng do vậy ngày thường mẹ tôi không dám làm, chỉ có dịp Tết.
Tác phẩm của nhiếp ảnh gia Trần Tuấn Việt và Chinh Vu Xuan đạt giải danh dự tại cuộc thi nhiếp ảnh đen trắng thường niên International Monochrome Photography Awards.
(GLO)- Năm 2022, Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Gia Lai tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, hội viên thuộc 7 chi hội phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng.
(GLO)- Anh từng là bộ đội đóng quân ở An Khê (tỉnh Gia Lai), từ thời ấy, anh đã sinh hoạt với nhóm thơ... Đà Nẵng. Rồi anh chuyển lên Kon Plông làm Phó Chỉ huy trưởng về chính trị của Huyện Đội, nhưng rồi cái tư chất thi sĩ luôn âm ỉ trong anh, khóc đấy, cười đấy. Và vẫn làm thơ. Thế là, cái việc anh được điều về làm Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Kon Tum rồi trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam như là lẽ đương nhiên. Gặp anh, không ai nghĩ người trước mặt mình từng mang quân hàm Thượng tá, mà là một thi sĩ đời... cũ.
(GLO)- Đàn goong được ví như “cây đàn tình yêu“ của người Jrai, Bahnar khi hợp duyên cho biết bao chàng trai, cô gái. Âm nhạc từ cây đàn mộc mạc này mỗi khi vang lên đều khiến bao “nhịp tim xôn xao“, “chim rừng quên hót“.
(GLO)- 40 năm phục vụ trong quân ngũ nên thơ của tác giả Lã Văn Mùi nhiều những hoài niệm về những tháng ngày trên chiến trường. Thơ của ông mộc mạc, giản dị, trong sáng như tâm hồn của người lính. “Mơ xuân“ là một bài thơ như thế.
Với những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, nghệ thuật trình diễn chiêng ba của người Hrê ở Ba Tơ được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
(GLO)- Nỗi nhớ tuổi thơ mênh mang, thao thiết với hình ảnh gần gũi, mộc mạc, thân thương như tiếng chim dồng dộc, con dế than, đống rơm khô, con đò, bến sông, ngọn khói chiều mồ côi… được tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh thể hiện giàu xúc cảm qua bài thơ “Lạc mất đường về“.
(GLO)- Đọc thơ nữ có cái thú riêng của nó. Lữ Mai là một trường hợp như vậy. Những quan sát rất độc đáo, kiểu như: “bạn rót trà/từ nóc nhà có làn mây sà xuống“, liên tưởng cũng chênh vênh “mùa thu vừa rơi vừa ngủ“, mà thơ thì rất cần sự chênh vênh như thế.
(GLO)- Thơ của tác giả Đào An Duyên luôn giàu hình ảnh. Điều đó có được từ sự quan sát tỉ mỉ, xúc cảm tinh tế. Bài thơ “Say mùa hội“ không chỉ có nhịp chiêng, vòng xoang, chàng trai, cô gái, mà còn có chồi non cựa mình, lúa đầy nhà, sàn đầy củi… tín hiệu một mùa xuân mới đang về.
(GLO)- Bài thơ “Chạm“ của tác giả Lê Vi Thủy tựa một thước phim quay chậm khi miêu tả khoảnh khắc cuối đông với chiếc lá nhẹ rơi trong gió, ánh hoàng hôn buông. Tiếp nối là những khung cảnh bình minh tươi vui, hoa vàng khoe sắc, nếp nhà thay áo mới… Thêm một lần nữa, Lê Vi Thủy thành công khi đưa sắc màu hội họa tô điểm vào những câu thơ.
Bức tranh panorama “Trận chiến Điện Biên Phủ“ vừa được trao giải Nhất - Giải thưởng Hội Mỹ thuật và sẽ nhận Giải thưởng xuất sắc của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam vào ngày 4.1. Tác phẩm được đánh giá là kỳ tích của nền mỹ thuật Việt Nam đương đại.
Từ mấy năm trước, xứ Lục Bình xảy ra hiện tượng lạ. Tết khách tới nhà chơi, ai cũng ngạc nhiên sao bình thường gia chủ không trồng mai mà năm mới hô biến ra mấy gốc cổ thụ uốn lượn nở bông vàng rực đẹp quá chừng. Xứ này thân thiện, chủ cũng thật thà kể, mai mua về chưng hết Tết gửi đi nhờ ông Tư Nhôm dưỡng sang năm lại lấy về. Ông mát tay dữ lắm, mai ông chăm cành đầy nụ nở bừng thấy no con mắt, ông còn bảo đảm nếu ít bông ông sẽ đưa cho cây khác chưng thay. Chớ để ở nhà tự bón tự phun, dễ mai chưa dày lá đã ngủm mất tiêu, chủ nhà thở than nhìn mấy cây kiểng héo queo quanh vườn.