Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai-Kon Tum: Tọa đàm về văn học trẻ-văn học dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sáng 23-7, tại TP. Pleiku, Hội Văn học Nghệ thuật 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum phối hợp tọa đàm với chủ đề “Văn học trẻ-Văn học dân tộc thiểu số Tây Nguyên-những điều cần suy ngẫm”.

Chương trình có sự tham gia của nhà văn Cao Duy Sơn-Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam; lãnh đạo Hội Văn học Nghệ thuật 2 tỉnh, đông đảo hội viên Chi hội Văn học và các học viên lớp bồi dưỡng sáng tác “Văn học trẻ-Văn học dân tộc thiểu số”.

Quang cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: Lam Nguyên

Quang cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: Lam Nguyên

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Nghệ sĩ Ưu tú Đặng Công Hưng-Phó Chủ tịch phụ trách Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai nhận định: Tây Nguyên được xem là miền đất màu mỡ cho những cây bút viết về đề tài dân tộc thiểu số, nhưng suốt một thời gian dài mảng đề tài này còn thiếu những tác phẩm xứng tầm. Những cây bút người Tây Nguyên bản địa khi viết về văn học dân tộc mình thường mang tính bản năng hơn duy lý nên chưa chủ động, chưa ý thức sâu sắc và đầy đủ trách nhiệm cá nhân người nghệ sĩ.

“Vì vậy, buổi tọa đàm sẽ là “bước chạy đà” hoàn hảo để văn nghệ sĩ có được những kinh nghiệm và tư liệu quý trong hành trình sáng tạo của mình. Chúng ta chờ đợi những tín hiệu tích cực từ lực lượng viết trẻ, chờ đợi ở họ sự bật thoát những tác phẩm tinh túy, tiêu biểu cho văn hóa đất và người Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng”-Phó Chủ tịch phụ trách Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai nêu kỳ vọng.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân cho rằng để có những tác phẩm hay về đề tài dân tộc thiểu số, người cầm bút cần có hiểu biết sâu sắc về văn hóa Tây Nguyên. Ảnh: Lam Nguyên

Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân cho rằng để có những tác phẩm hay về đề tài dân tộc thiểu số, người cầm bút cần có hiểu biết sâu sắc về văn hóa Tây Nguyên. Ảnh: Lam Nguyên

Các đại biểu đã cùng thảo luận, trao đổi xung quanh các vấn đề được quan tâm liên quan đến văn học trẻ, văn học dân tộc thiểu số Gia Lai, Kon Tum; việc phát hiện, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác nghiên cứu, sưu tầm, sáng tác đề tài dân tộc thiểu số; yêu cầu về sự am hiểu văn hóa Tây Nguyên đối với người lao động chữ nghĩa… Bên cạnh đó là những ý kiến tâm huyết về trách nhiệm của thế hệ cầm bút hiện nay trong hỗ trợ người trẻ khẳng định năng lực bản thân, từ đó xây dựng đội ngũ kế cận.

Có thể bạn quan tâm

Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...