Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai: Khen thưởng 15 hội viên có thành tích xuất sắc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 26-1, Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024. Nghệ sĩ Ưu tú Đặng Công Hưng-Phó Chủ tịch phụ trách Hội-chủ trì hội nghị với sự tham dự của đông đảo hội viên.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Lam Nguyên

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Lam Nguyên

Hiện nay, Hội Văn học Nghệ thuật có 197 hội viên thuộc 7 chi hội; trong đó có 68 hội viên các hội văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương. Trong năm 2023, Hội tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của các cấp lãnh đạo để tổ chức nhiều hoạt động nổi bật.

Cụ thể, Hội đã tổ chức thành công nhiều chương trình thơ nhạc vào các dịp lễ, kỷ niệm quan trọng của địa phương, đất nước; tổ chức chương trình giới thiệu tác phẩm mới của 9 tác giả; phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Kon Tum mở chương trình tọa đàm “Văn học trẻ, văn học dân tộc thiểu số-Những điều cần suy ngẫm”. Hội còn tổ chức 6 chuyến thực tế sáng tác trong và ngoài tỉnh cho hội viên Chi hội Văn học; phối hợp tổ chức 3 triển lãm mỹ thuật.

Đặc biệt, trong năm, Hội mở Lớp bồi dưỡng sáng tác Văn học trẻ-Văn học dân tộc thiểu số dành cho các em học sinh THCS và THPT trên địa bàn TP. Pleiku. Một hoạt động nổi bật khác là phối hợp với Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức gặp mặt, giao lưu các tác giả viết cho thiếu nhi và giới thiệu Giải thưởng Văn học Kim Đồng. Hội cũng triển khai công tác xét hỗ trợ hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật năm 2023 với tổng số tiền hỗ trợ là 630 triệu đồng.

Năm 2023, đội ngũ hội viên tích cực tham gia phong trào chung và gặt hái được những thành tích đáng kể. Chi hội Nhiếp ảnh có 1 tác giả đạt giải khuyến khích tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên lần thứ 28; các hội viên cũng đạt 72 giải thưởng và có hàng trăm tác phẩm triển lãm cấp khu vực, quốc gia và quốc tế.

Chi hội Mỹ thuật có 1 tác giả đạt giải B (không có giải A), 1 giải C, 1 giải khuyến khích tại Triển lãm Mỹ thuật khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên lần thứ 28. Ngoài ra, tham gia cuộc thi vẽ tranh “Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa” lần thứ nhất, Gia Lai có 1 tác giả đạt giải khuyến khích; tại Giải thưởng Văn học Nghệ thuật 2023 của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, có 1 tác giả đạt giải B (không có giải A).

Cùng với đó, hội viên Chi hội Văn học cũng gặt hái nhiều giải thưởng như giải ba cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức; giải nhì cuộc thi “Sống đẹp” lần 3 của Báo Thanh Niên; 2 giải B cuộc thi sáng tác truyện ngắn và ký về chủ đề “Người chiến sĩ công an cơ sở vì bản, làng bình yên, vì Nhân dân phục vụ” do Bộ Công an tổ chức. Trong năm, có 12 tập sách của hội viên Chi hội được xuất bản.

Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai khen thưởng các hội viên có thành tích xuất sắc trong phong trào Hội năm 2023. Ảnh: Lam Nguyên

Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai khen thưởng các hội viên có thành tích xuất sắc trong phong trào Hội năm 2023. Ảnh: Lam Nguyên

Năm 2024, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh xác định một số nhiệm vụ trọng tâm như: tổ chức tốt Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 và các đợt đi thực tế cho hội viên; tổ chức Triển lãm Nhiếp ảnh cấp tỉnh; tham gia Liên hoan Âm nhạc toàn quốc, triển lãm mỹ thuật khu vực. Bên cạnh đó mở lớp bồi dưỡng sáng tác văn học trẻ, văn học dân tộc thiểu số cho những học sinh có niềm đam mê văn học và có năng khiếu sáng tác; xúc tiến việc đưa Tạp chí Văn nghệ Gia Lai hoạt động trở lại; tiếp tục làm tốt công tác hỗ trợ sáng tạo văn học nghệ thuật hàng năm…

Dịp này, Hội đã khen thưởng 15 hội viên có thành tích xuất sắc trong phong trào Hội năm 2023; đồng thời kết nạp 12 hội viên mới vào các Chi hội: Mỹ thuật, Văn học, Nhiếp ảnh.

Có thể bạn quan tâm

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Gánh cá của mẹ

Gánh cá của mẹ

(GLO)- Sáng sớm, khi chú gà trống choai cất tiếng gáy đầu tiên hòa vào tiếng thuyền chài khua nước ngoài sông, mẹ đã thức dậy. Bên ánh lửa bập bùng từ bếp củi, mẹ lặng lẽ chuẩn bị cho một ngày ra chợ. Hôm nay, mẹ lại gánh cá ra chợ huyện.

Khoảng trời quê

Khoảng trời quê

Mẹ vợ tôi, bà ngoại của 2 con trai của tôi, luôn miệng thắc mắc, ở thành phố lạ nhỉ, lúc nào cũng đông như mắc cửi và đèn điện như sao xa.

Sau cơn mưa

Sau cơn mưa

(GLO)- Với nhiều người, tự thân mưa đã gợi nỗi sầu, như một sự bất an, là niềm không mong đợi. Dẫu thế, như cỏ cây, cuộc đời mỗi người chẳng phải từ cơn mưa mà lớn khôn lên, những trải nghiệm cứ thế mà lấp đầy.

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

(GLO)- Ông Rơ Châm Khir (SN 1954, làng Kênh, xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) không chỉ có đôi tay tài hoa vẽ những bức tranh sơn dầu, tượng gỗ dân gian đặc sắc, mà còn là già làng uy tín được cộng đồng tin tưởng.

Dòng sông tuổi thơ

Dòng sông tuổi thơ

(GLO)- Ai cũng có tuổi thơ gắn bó với quê hương xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn, nơi cuộc đời sâu nặng nghĩa tình với ông bà, cha mẹ, xóm giềng hay những gì thân thuộc nhất. Với tôi, tuổi thơ cũng từng gắn bó với dòng sông quê hương. Ấy là dòng sông Minh.

Ảnh minh họa. Nguồn internet

Nuôi chữ, dưỡng tâm

(GLO)- Con người có quá nhiều đam mê mà một ngày thời gian được mặc định sẵn và phải chia đều cho những việc khác nhau. Cân bằng được mọi thứ, thật chẳng dễ dàng gì. Và cuối cùng thì những gì mình cho là quan trọng nhất thường được ưu tiên. Với riêng tôi, sự ưu tiên đó là niềm vui bên con chữ.

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Mật ngọt trước hiên nhà

Mật ngọt trước hiên nhà

(GLO)- Trước hiên nhà tôi bỗng xuất hiện một tổ ong mật. Đàn ong bay lượn trong nắng mai, những đôi cánh mỏng manh khẽ rung lên, hòa cùng làn gió nhẹ, tạo nên bản nhạc du dương. Tôi lặng lẽ dõi theo, chợt cảm thấy lòng mình cũng rung lên theo nhịp điệu ấy, một sự đồng điệu vô hình.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Trần Ngọc Nhung (bìa trái) trao bằng xếp hạng di tích cho địa phương. Ảnh: Minh Châu

Xã Phú Cần đón nhận bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh và tổ chức lễ giỗ tiền hiền

(GLO)- Ngày 23-6, UBND xã Phú Cần (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh “Đền thờ tiền hiền làng Phú Cần”, kết hợp lễ giỗ tiền hiền-nghi lễ truyền thống hàng năm của địa phương ghi nhớ công lao của các bậc tiền nhân có công mở đất, lập làng.

null