Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Điểm tựa khi về già

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là chính sách bảo hiểm ưu việt, nhân văn, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Khi tham gia BHXH tự nguyện, người dân được hưởng nhiều quyền lợi thiết thực, đặc biệt là khi về già sẽ có cơ hội được hưởng lương hưu hàng tháng.

Nhiều quyền lợi thiết thực

Người dân tham gia BHXH tự nguyện không chỉ được Nhà nước hỗ trợ mức đóng mà còn được hưởng nhiều quyền lợi thiết thực như có cơ hội được hưởng lương hưu hàng tháng và được cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí để đảm bảo cuộc sống và chăm sóc sức khỏe khi hết tuổi lao động; người thân được nhận chế độ tử tuất khi chẳng may người tham gia BHXH qua đời.

Với những quyền lợi đó, chính sách BHXH tự nguyện đang ngày càng khẳng định vị trí, vai trò trong việc đảm bảo an sinh xã hội và hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân. Ông Trương Đình Quốc (tổ 2, thị trấn Kông Chro) chia sẻ: Trước kia, ông làm bảo vệ ở trường học và tham gia BHXH. Do điều kiện gia đình, năm 2018, ông nghỉ làm và tiếp tục đóng BHXH tự nguyện. 2 tháng qua, ông đã được nhận lương hưu và được cấp thẻ BHYT. Dù tiền lương hưu không nhiều nhưng giúp ông có thêm điều kiện trang trải cuộc sống. “Bảo hiểm xã hội tự nguyện có nhiều mức đóng phù hợp với thu nhập từng người; sau này, khi về già sẽ được nhận lương hưu và hưởng các quyền lợi thiết thực”-ông Quốc nói.

Ngành BHXH tỉnh phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT. Ảnh: N.N

Ngành BHXH tỉnh phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT. Ảnh: N.N

Là lao động tự do, thu nhập dù không ổn định nhưng chị HHanh (làng Mơ Nú, xã Chư Á, TP. Pleiku) vẫn tham gia BHXH tự nguyện. Trước đây, chị làm công nhân tại một công ty ở Khu Công nghiệp Trà Đa (TP. Pleiku). Sau đó, chị nghỉ làm và được giải quyết các chế độ bảo hiểm thất nghiệp. “Do thiếu hiểu biết, tôi đã rút BHXH 1 lần. Năm 2018, sau khi tham gia hội nghị tư vấn, đối thoại chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình do cơ quan BHXH tổ chức, tôi càng hiểu rõ những lợi ích thiết thực của việc tham gia BHXH tự nguyện. Vì vậy, tôi tham gia BHXH tự nguyện từ năm 2018 đến nay. Sau khi được ngân sách nhà nước hỗ trợ, hiện tại, tôi đóng mức hơn 500.000 đồng/tháng và sẽ tham gia đầy đủ để sau này đến tuổi không còn lao động được thì nhận lương hưu hàng tháng”-chị HHanh cho hay.

Theo BHXH Gia Lai, hiện nay, việc phát triển người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh gặp một số khó khăn. Tình hình kinh tế-xã hội nói chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế gặp phải những bất lợi, người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao song đời sống còn nhiều vất vả nên chưa quan tâm nhiều đến việc tham gia BHXH tự nguyện. Công tác tổ chức hội nghị khách hàng, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện còn hạn chế. Việc xác định đối tượng tiềm năng để tổ chức tuyên truyền, vận động người tham gia còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng về dữ liệu. Bên cạnh đó, công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tuyên truyền, tư vấn chính sách dù được quan tâm nhưng một số nhân viên đại lý vẫn chưa thông thạo công việc, chủ động phát triển đối tượng để tăng người tham gia BHXH tự nguyện.

Thi đua phát triển người tham gia BHXH tự nguyện

Nhằm nâng cao tỷ lệ người dân tham gia BHXH tự nguyện, trọng tâm là hoàn thành chỉ tiêu năm 2023, BHXH tỉnh vừa phát động phong trào thi đua phát triển người tham gia BHXH tự nguyện. Theo đó, các đơn vị thuộc BHXH tỉnh, BHXH các huyện, thị xã, viên chức và người lao động trong toàn ngành tập trung nguồn lực, thực hiện đồng bộ các giải pháp; phát huy tinh thần trách nhiệm trong công tác phát triển người tham gia BHXH tự nguyện; phấn đấu hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch của BHXH Việt Nam giao trong năm 2023.

Ngành BHXH tỉnh tiếp tục phối hợp tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao tỷ lệ người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình trong thời gian tới. Ảnh: Như Nguyện

Ngành BHXH tỉnh tiếp tục phối hợp tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao tỷ lệ người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình trong thời gian tới. Ảnh: Như Nguyện

Bà Trần Thị Hồng Hạnh-Phó Giám đốc BHXH tỉnh: Tính đến ngày 30-10, toàn tỉnh có 14.093 người tham gia BHXH tự nguyện. Ngành BHXH phấn đấu đến cuối năm 2023 có 20.862 người tham gia BHXH tự nguyện.

Phong trào thi đua kéo dài đến hết ngày 31-12-2023. Đối với tập thể, nội dung của phong trào thi đua gồm: tăng cường công tác chỉ đạo, tham mưu, phối hợp tổ chức thực hiện; tuyên truyền, vận động phát triển người tham gia BHXH tự nguyện đạt và vượt chỉ tiêu được giao tại Quyết định số 282/QĐ-BHXH ngày 28-7-2023 của BHXH tỉnh. Đối với cá nhân, thực hiện phong trào thi đua, mỗi viên chức, người lao động trong toàn hệ thống BHXH tỉnh tích cực tuyên truyền, vận động, phát triển người tham gia BHXH tự nguyện bao gồm số người phát triển mới (lần đầu tham gia) và người đã dừng đóng BHXH tự nguyện (sau 3 tháng tham gia lại) với chỉ tiêu Văn phòng BHXH tỉnh, Phòng Quản lý Thu-Sổ thẻ và Phòng Truyền thông, mỗi viên chức và người lao động phát triển từ 5 người tham gia BHXH tự nguyện trở lên. Văn phòng và các phòng nghiệp vụ còn lại, mỗi viên chức và người lao động phát triển từ 3 người tham gia BHXH tự nguyện trở lên.

Đối với BHXH huyện, thị xã, cán bộ trực tiếp làm công tác thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT, mỗi viên chức và người lao động phát triển từ 5 người tham gia BHXH tự nguyện trở lên. Cán bộ, viên chức các bộ phận nghiệp vụ, mỗi người phát triển từ 3 người tham gia BHXH tự nguyện trở lên. Thời gian tham gia đóng BHXH tự nguyện tối thiểu là 3 tháng tính từ thời điểm đăng ký và nộp tiền vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH.

Tùy theo tình hình thực tế và khả năng, BHXH tỉnh khuyến khích giám đốc BHXH các huyện, thị xã và chánh văn phòng, trưởng các phòng nghiệp vụ giao thêm chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH tự nguyện cho viên chức, người lao động thuộc đơn vị mình. Căn cứ kết quả các cá nhân, tập thể thực hiện chỉ tiêu phát triển số người tham gia BHXH tự nguyện theo nội dung phát động để bình xét thi đua và trao thưởng theo quy định.

Hưởng ứng phát động phong trào thi đua của BHXH tỉnh, BHXH các huyện, thị xã đã tích cực triển khai các giải pháp phát triển người tham gia BHXH tự nguyện. Ông Nguyễn Huy Giáp-Giám đốc BHXH huyện Kbang-thông tin: Nhằm nâng cao tỷ lệ người dân trong huyện tham gia BHXH tự nguyện, ngay từ đầu năm, BHXH huyện đã tham mưu chính quyền địa phương giao chỉ tiêu cho từng xã, thị trấn; thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT từ huyện đến các xã, thị trấn; xây dựng văn bản tham mưu cấp ủy, chính quyền huyện lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Đồng thời, tổ chức ký kết quy chế phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể; phối hợp với Ban chỉ đạo các xã, thị trấn, các tổ chức dịch vụ thu tổ chức hội nghị khách hàng. Cùng với đó, xác định đối tượng tiềm năng để phát triển người tham gia BHXH tự nguyện như: người trong độ tuổi nhưng chưa tham gia BHXH, cán bộ không chuyên trách các thôn, làng...; đồng thời, thường xuyên tuyên truyền sâu rộng bằng hình thức gián tiếp, trực tiếp giúp người dân hiểu rõ quyền lợi thiết thực khi tham gia BHXH tự nguyện, BHYT từ đó tham gia. “Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, đến nay, huyện Kbang có 910 người tham gia BHXH tự nguyện. Chúng tôi phấn đấu từ nay đến cuối năm 2023, toàn huyện có 1.049 người tham gia BHXH tự nguyện”-ông Giáp nêu quyết tâm.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.