Ban Dân tộc tỉnh giám sát kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Krông Pa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sáng 2-11, đoàn giám sát do Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Gia Lai Huỳnh Kim Đồng làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với huyện Krông Pa về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi năm 2022.

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Quang Ngọc
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Quang Ngọc

Theo báo cáo của UBND huyện, trên địa bàn hiện có 10 dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022 được triển khai với tổng số vốn trên 49,2 tỷ đồng, gồm các dự án: giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt; quy hoạch sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS; phát triển giáo dục và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch; thực hiện hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; đầu tư phát triển nhóm DTTS còn nhiều khó khăn và truyền thông, tuyên truyền vận động trong vùng đồng bào DTTS, kiểm tra đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình.

Hiện các cơ quan, đơn vị và 11 xã vẫn đang hoàn thiện công tác chuẩn bị, chưa thực hiện và giải ngân theo kế hoạch vốn được giao đối với các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc chương trình. Nguồn lực thực hiện chương trình được hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương và địa phương, huyện cũng chủ động bố trí ngân sách đảm bảo tình hình thực tế của huyện và nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn theo quy định.

Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo các phòng, ban, ngành cũng như lãnh đạo các xã đã nêu những khó khăn vướng mắc trong triển khai dự án. Đặc biệt là dự án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch còn một số nội dung chưa được UBND tỉnh giải quyết. Bên cạnh đó, việc huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân để thực hiện các dự án, tiểu dự án trên địa bàn vùng đồng bào DTTS, việc đóng góp của người dân, cộng đồng còn nhiều hạn chế. Vì vậy, lãnh đạo UBND huyện Krông Pa đề nghị tỉnh, trung ương sớm ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể từng dự án, tiểu dự án và nội dung thành phần Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi để cấp huyện, cấp xã có cơ sở, căn cứ tổ chức thực hiện kịp thời và hiệu quả.

Phát biểu kết luận buổi giám sát, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Huỳnh Kim Đồng đề nghị các phòng, ban huyện cần triển khai công tác tuyên truyền và chương trình hành động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia theo Chương trình 29 của Tỉnh ủy; UBND các xã bổ sung quyết định thành lập ban quản lý và quy chế hoạt động trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia gia đoạn 2021-2025; kế hoạch giám sát đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia đoạn 2021-2025.

Trên cơ sở nguồn vốn đã giao, huyện Krông Pa và các xã phải tổ chức triển khai để giải ngân nguồn vốn. Nếu chậm trễ, sang năm 2023 không được chuyển nguồn thì sẽ thu hồi nguồn vốn. Ủy ban nhân dân các xã cần làm sẵn hồ sơ cũng như rà soát các đối tượng được hưởng, khi có hướng dẫn là triển khai ngay, không nên đợi hướng dẫn rồi mới làm thì sẽ rất chậm. Nếu có khó khăn, vướng mắc, các xã cần báo ngay cho huyện và Ban Dân tộc tỉnh để chủ động xin ý kiến của trung ương xử lý. Qua đó, đẩy nhanh tiến độ dự án, đảm bảo quyền lợi của người dân trong thụ hưởng các dự án.
 

QUANG NGỌC
 

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.