Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai triển khai nhiệm vụ 5 tháng cuối năm 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 8-8, Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác dân tộc 7 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác dân tộc 5 tháng cuối năm 2023. Các đồng chí: Kpă Đô-Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; Huỳnh Kim Đồng-Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; đại diện lãnh đạo UBND và phòng Dân tộc các huyện, thị xã, thành phố.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Anh Huy

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Anh Huy

Thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật vùng đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên; rà soát, bình chọn 15 người uy tín tham dự Chương trình biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc năm 2023; tổ chức đưa đoàn cán bộ, công chức Ban Dân tộc tỉnh tham dự hội thao kỷ niệm 77 năm Ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi...

Về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025: Tổng vốn ngân sách nhà nước phân bổ cho 2 năm (2022, 2023) là 1.533,502 tỷ đồng, trong đó tổng kế hoạch vốn đầu tư phát triển là 774,293 tỷ đồng; tổng kế hoạch vốn sự nghiệp 759,209 tỷ đồng. Đến cuối tháng 6-2023 đã giải ngân vốn đầu tư phát triển là 152,785 tỷ đồng (đạt 19,74% tổng kế hoạch vốn); giải ngân vốn sự nghiệp 48,226 tỷ đồng (đạt 6,35% tổng kế hoạch vốn).

Các nguồn vốn tập trung cho 10 dự án. Đối với dự án 1 đã thực hiện hỗ trợ 8 hộ về đất ở, 629 hộ về nhà ở, 120 hộ về đất sản xuất và 368 hộ chuyển đổi nghề, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 504 hộ. Dự án 2 về quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết, đến nay đã có 4 dự án quyết định đầu tư. Đối với Dự án 3 về phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, đến nay đã thực hiện giao khoán bảo vệ rừng đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là trên 21.355 ha cho 347 gia đình, 22 nhóm hộ gia đình, 9 cộng đồng; hỗ trợ 249 con bò cái sinh sản, 20 con heo giống và cấp phát các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón chăm sóc cây cà phê cho 289 hộ nghèo, cận nghèo...

Hội nghị đã tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Theo đó, nguyên nhân do Trung ương phân khai kinh phí năm 2022 chậm, trong khi chương trình gồm nhiều lĩnh vực, nhiều đơn vị liên quan nên việc lập, phân bổ vốn gặp khó khăn; nhiều nội dung tiểu dự án, dự án chưa được hướng dẫn cụ thể; trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở trực tiếp theo dõi, quản lý các chương trình, dự án còn hạn chế...

Tại hội nghị, các đại biểu cũng kiến nghị, đề xuất với tỉnh, Trung ương xem xét miễn giảm kinh phí đo đạc, xuất trích lục đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số để tạo điều kiện cho các hộ này được đo đạc, lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cho phép chuyển nguồn vốn đã bố trí thực hiện năm 2023 sang năm 2024; sớm ban hành khung chương trình và tài liệu dạy tiếng dân tộc, có chính sách đào tạo đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc...

Hội nghị cũng đã thống nhất nhiệm vụ công tác dân tộc, chính sách dân tộc 5 tháng cuối năm, trong đó tiếp tục phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh triển khai Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24-6-2023 của Chính phủ về việc sửa đổi Nghị định số 27/2022/NĐ-CP quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Sau khi Trung ương ban hành văn bản hướng dẫn sẽ tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai Tiểu dự án 1, Dự án 9 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều thuộc Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30-6-2022 của Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (sau khi Ủy ban Dân tộc ban hành Thông tư hướng dẫn)...

Có thể bạn quan tâm

Rác thải “bủa vây” đường mới ven sông Dinh

UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo kiểm tra, xử lý tình trạng rác thải "bủa vây" đường ven sông Dinh

(GLO)- Ngày 24-7, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Thị Thanh Hương xác nhận: Sở đã nhận được văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về việc xử lý tình trạng rác thải, xà bần trên 2 tuyến đường giao thông dọc hệ thống tiêu thoát lũ ven sông Dinh (đoạn qua khu vực 1, phường Quy Nhơn Đông).

Anh May cùng làm đèn lồng với trẻ tại Niệm Phật đường Mỹ Hóa

Khi những kỹ sư công nghệ TMA tiếp sức cho ước mơ nhỏ

(GLO)- Không chỉ viết nên những dòng lệnh, các kỹ sư công nghệ tại Công ty giải pháp phần mềm Tường Minh Bình Định (TMA Bình Định) còn viết nên những câu chuyện yêu thương ngoài đời thực. Từ năm 2023, nhóm thiện nguyện “Cánh diều” do họ sáng lập đã lặng lẽ tiếp sức cho những ước mơ nhỏ.

Chung tay xây Khu vực phòng chờ cho thân nhân người bệnh

Chung tay xây Khu vực phòng chờ cho thân nhân người bệnh

(GLO)- Đồng cảm với nỗi khổ của người nhà bệnh nhân vì không có chỗ tá túc khi chăm sóc người thân tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc, đại diện Bệnh viện Đa khoa Gia Lai đã kêu gọi các tổ chức, nhà hảo tâm đóng góp kinh phí xây dựng Khu vực phòng chờ, góp phần chia sẻ với thân nhân người bệnh.

Lan tỏa nghĩa tình tháng Bảy

Lan tỏa nghĩa tình trong tháng 7 tri ân

(GLO)- Việc quan tâm, chăm lo cho gia đình chính sách, người có công với cách mạng được Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Gia Lai phối hợp với Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn duy trì, triển khai nhiều năm qua. Đây là hoạt động an sinh xã hội có ý nghĩa đặc biệt trong những ngày tháng 7 tri ân.

Các xã vùng sâu bảo đảm công tác giải quyết thủ tục hành chính cho người dân

Các xã vùng sâu bảo đảm công tác giải quyết thủ tục hành chính cho người dân

(GLO)- Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực để vận hành hiệu quả trung tâm phục vụ hành chính công. Mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện các TTHC.

Bài thi lớn nhất là vượt qua mặc cảm

Bài thi lớn nhất là vượt qua mặc cảm

(GLO)- Chiều muộn, trên sân Trường THCS Lê Hồng Phong (phường Quy Nhơn, tỉnh Gia Lai), chúng tôi gặp hai phụ nữ đặc biệt giữa đám đông sĩ tử nhỏ tuổi. Tóc điểm bạc, dáng người nhỏ nhắn, họ khác lạ giữa đám đông trẻ trung bởi tâm thế chững chạc với ánh mắt vừa rạng rỡ vừa bồi hồi đầy tự tin.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với xã Ayun. Ảnh: Hà Duy

Xã Ayun cần tiếp tục rà soát nguồn lực để tạo sinh kế cho người dân

(GLO)- Sáng 14-7, đồng chí Trương Văn Đạt - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai, đã đến thăm, kiểm tra hoạt động và công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ tại xã Ayun. Cùng tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. 

Nghề hấp cá giữa phố cảng Quy Nhơn

Nghề hấp cá ở phố cảng Quy Nhơn

(GLO)- Ở phường Quy Nhơn (tỉnh Gia Lai), nơi tàu thuyền ra vào tấp nập mỗi sớm chiều, vẫn tồn tại những căn bếp đỏ lửa, nơi người dân mưu sinh bằng một nghề ít được nhắc tên: Nghề hấp cá.

null