Ayun Pa gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) tập trung triển khai thực hiện Dự án 1 về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Tuy nhiên, thị xã đang gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho các đối tượng này.

Thực hiện Dự án 1 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, từ năm 2022 đến 2024, thị xã Ayun Pa đã triển khai hỗ trợ đất ở cho 2 hộ nghèo tại phường Sông Bờ; hỗ trợ nhà ở cho 32 hộ nghèo; hỗ trợ nước sinh hoạt cho 66 hộ nghèo và hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 32 hộ nghèo.

Tuy nhiên, theo ông Phan Văn Minh-Trưởng phòng Dân tộc thị xã: Trong quá trình triển khai Dự án 1, thị xã chưa thể cấp GCNQSDĐ cho các hộ nghèo được hỗ trợ về đất ở, nhà ở. Nguyên nhân là vì các trường hợp được hỗ trợ nhà ở xây dựng trên nền đất của cha mẹ cho, trong khi đất chưa được cấp GCNQSDĐ.

Ngoài ra, người DTTS khi cho con đất không có văn bản rõ ràng nên quá trình hoàn thiện hồ sơ gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó, công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan còn nhiều bất cập.

doan-giam-sat-hdnd-tinh-giam-sat-tai-thi-xa-ayun-pa-ve-viec-cap-giay-chung-nhan-quyen-su-dung-dat-cho-cac-doi-tuong-duoc-ho-tro-dat-o-nha-o-dat-san-xuat-thuoc-chuong-trinh-mtqg-phat.jpg
Đoàn công tác của HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: L.N

Ông Trần Quang Khải-Phó Chủ tịch UBND phường Sông Bờ-cho hay: Trên địa bàn phường có 2 hộ được hỗ trợ đất ở, nhà ở nhưng vướng mắc về thủ tục nên chưa thể cấp GCNQSDĐ. Cụ thể, đất của hộ bà Rcom H’Munh có nguồn gốc của bà Rcom H’Oan, được chia để định canh, định cư từ năm 1984. Năm 1986, bà H’Munh được bà H’Oan tặng cho đất nhưng không làm thủ tục. Đến năm 1987, bà H’Oan chết nhưng không có giấy chứng tử. Do đó, hồ sơ để cấp GCNQSDĐ cho bà H’Munh vẫn chưa thể hoàn thiện.

Trong khi đó, đất của hộ bà Kpă H’Lơn có nguồn gốc của ông Siu Sét và bà Kpă H’Điên từ năm 1984. Tuy nhiên, đến năm 2020 thì bà Kpă H’Điên chết. Trong quá trình làm thủ tục, bộ phận công chứng yêu cầu phải có giấy kết hôn của ông Siu Sét và bà Kpă H’Điên; giấy xác nhận người đã chết của bố mẹ bà Kpă H’Điên. Do đó, quá trình phối hợp xác minh hoàn thiện hồ sơ giữa UBND phường Đoàn Kết và UBND phường Sông Bờ kéo dài. Đến nay, hồ sơ ở phòng công chứng đã hoàn thiện và đang triển khai các bước tiếp theo để cấp GCNQSDĐ cho hộ bà Kpă H’Lơn.

“Hiệu quả mang lại từ Dự án 1 là rất lớn khi hộ đồng bào DTTS nghèo được Nhà nước hỗ trợ nhà ở, đất ở giúp họ an cư lạc nghiệp. Tuy nhiên, nếu không tháo gỡ các thủ tục thì các xã, phường không thể đăng ký cho những năm tiếp theo.

Do đó, chúng tôi đề xuất các cấp cần có giải pháp tháo gỡ khó khăn về thủ tục hỗ trợ đất ở, nhà ở để triển khai chương trình hiệu quả hơn”-Phó Chủ tịch UBND phường Sông Bờ kiến nghị.

ong-phan-van-minh-truong-phong-dan-toc-thi-xa-ayun-pa-bao-cao-voi-doan-giam-sat-hdnd-tinh.jpg
Ông Phan Văn Minh-Trưởng phòng Dân tộc thị xã Ayun Pa báo cáo với Đoàn giám sát HĐND tỉnh. Ảnh: L.N

Tương tự, bà Nguyễn Thị Tánh-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Sao-cho biết: Trên địa bàn xã có 4 hộ được hỗ trợ nhà ở. Những hộ được hỗ trợ nhà ở đã xây dựng trên đất của bố mẹ tặng cho nhưng đất này cũng chưa có GCNQSDĐ. Do đó, để cấp GCNQSDĐ cho những hộ được hỗ trợ nhà ở phải tiến hành làm các thủ tục cấp GCNQSDĐ cho bố mẹ của họ trước, sau đó mới tiến hành thủ tục tách thửa, sang tên và cấp GCNQSDĐ.

Liên quan đến việc cấp GCNQSDĐ, ông Châu Văn Tuấn-Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Ayun Pa-cho rằng: Đa phần diện tích đất ở của hộ đồng bào DTTS có nguồn gốc từ đời ông bà để lại. Để cấp GCNQSDĐ cần phải đầy đủ thủ tục, hồ sơ và có sự phối hợp chặt chẽ từ UBND các xã, phường và người dân. Trong đó, các xã, phường có người dân được hỗ trợ đất ở, nhà ở cần cử cán bộ chuyên môn hướng dẫn, “cầm tay chỉ việc” cho người dân làm các thủ tục để được cấp GCNQSDĐ.

Ngoài ra, các xã, phường cần thành lập hội đồng tư vấn, hội đồng xác định nguồn gốc đất để xác định nguồn gốc đất cho người dân đảm bảo các thủ tục cho việc cấp GCNQSDĐ.

Trao đổi với P.V, bà Ksor H’Khuyên-Phó Chủ tịch UBND thị xã Ayun Pa-thông tin: Hiện nay, thị xã chỉ còn 9 hộ nghèo. Để triển khai hiệu quả Dự án 1, thị xã kiến nghị tỉnh đề xuất Trung ương cần mở rộng đối tượng thụ hưởng là hộ đồng bào DTTS mới thoát nghèo, hộ cận nghèo, hộ có thu nhập trung bình còn gặp khó khăn và tăng định mức hỗ trợ.

Đồng thời, có cơ chế đặc thù đối với việc cấp GCNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Có thể bạn quan tâm

Chư Sê đưa chính sách tôn giáo vào cuộc sống

Chư Sê đưa chính sách tôn giáo vào cuộc sống

(GLO)- Những năm qua, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) thường xuyên quan tâm công tác tôn giáo gắn với tuyên truyền vận động đồng bào các tôn giáo chấp hành sinh hoạt tôn giáo đúng quy định pháp luật, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân…

Vươn lên từ lầm lỗi

Vươn lên từ lầm lỗi

(GLO)- Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và bằng nghị lực của bản thân, nhiều người đã vươn lên từ quá khứ lầm lỗi, sống có trách nhiệm với gia đình, chăm lo sản xuất, ổn định kinh tế và luôn tuân thủ quy định của pháp luật.

Nhân rộng nhiều mô hình giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nhân rộng nhiều mô hình giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Tiếp tục cụ thể hóa Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, thời gian qua, Mặt trận và tổ chức thành viên các cấp trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã xây dựng, nhân rộng nhiều mô hình, cách làm phù hợp, hiệu quả.

Giải thoát hơn giải hạn

Giải thoát hơn giải hạn

Năng lượng tốt lành đầu năm đáng ra trở thành động năng cho mọi người vào một năm mới an lạc, thế nhưng nhiều người hằn sâu trong tâm trí sự ám ảnh cố hữu: nam sợ La Hầu, nữ sợ Kế Đô, Thái Bạch mất sạch cửa nhà...

Gia Lai: Bàn giao 14 cá thể động vật nguy cấp, quý hiếm cho Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Gia Lai: Bàn giao 14 cá thể động vật nguy cấp, quý hiếm cho Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Ngày 7-2, tại Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku) Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức bàn giao 14 cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm cho Trung tâm Cứu hộ-Bảo tồn và Phát triển sinh vật (Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh) chăm sóc để thả về tự nhiên.

Ông Huỳnh Đăng Quang (bìa phải) và ông Lê Duy Bình bên chiếc Mercedes Benz W124 (ảnh nhân vật cung cấp).

Thú chơi xe cũ

(GLO)- Đối với các thành viên Hội Xe cổ Gia Lai, chơi xe cũ, xe cổ điển là một thú chơi đầy sức hút khi được tham gia vào hành trình quay ngược thời gian để khám phá, trải nghiệm, hoài niệm về một thời kỳ, giai đoạn lịch sử gắn với sự ra đời của mỗi chiếc xe.