An lành, mạnh khỏe: Lời chúc chân thành, thiết thực

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Tôi dám cam đoan rằng, trong những câu chúc năm mới Tân Sửu xuất hiện trên báo chí, mạng xã hội hay trong thực tế giao tiếp con người, 2 từ an lành, mạnh khỏe có tần suất xuất hiện nhiều nhất.  

Vì sao thì hẳn ai cũng hiểu. Vì đã 2 cái Tết Covid-19 làm đảo lộn tất cả, làm ai cũng lo lắng, sợ sệt; sức khỏe, việc làm, thu nhập, cái gì cũng ảnh hưởng. Nên mong dịch sớm được đẩy lùi, cuộc sống trở lại bình thường, mọi người, mọi nhà bình an, mạnh khỏe hiển nhiên là lời chúc chân thành, thiết thực, là mong ước lớn nhất vào lúc này, Tết này.

Kể từ khi xuất hiện, Covid-19 đã khiến toàn cầu phải vất vả chống chọi. Cả những nước được coi là giàu có, văn minh, y học tiên tiến cũng lao đao khốn khổ. Hàng trăm triệu người mắc bệnh, hàng triệu người đã chết, và giờ khi đã có vắc xin thì nguy hiểm chưa thôi rình rập. Nhiều nền kinh tế lớn tăng trưởng âm, nhiều ngành kinh tế bị kéo lùi đến vài ba chục năm, thiệt hại không sao tính xuể.

 Xe tiêu tẩy Sanifet phun khử khuẩn mặt trước Sân bay Pleiku. Ảnh: Nguyễn Anh Sơn
Xe tiêu tẩy Sanifet của Quân đoàn 3 phun khử khuẩn mặt trước Cảng Hàng không Pleiku. Ảnh: Nguyễn Anh Sơn


"Gian nan tỏ mặt anh hùng", giữa bầu trời dịch bệnh xám xịt, Việt Nam đã sáng lên như một điển hình trong cuộc chiến chống Covid-19 thắng lợi, được cộng đồng quốc tế, các tổ chức uy tín thế giới đánh giá là nước thứ 2, thứ 3 trên toàn cầu làm tốt nhất việc này. Thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ, kết thúc năm 2020, Việt Nam tăng trưởng 2,98%, vào hàng lớn nhất thế giới. Bình tĩnh, tự tin vận hành đất nước trong điều kiện có dịch, cách làm phù hợp, sáng tạo, độc đáo của Việt Nam làm cả thế giới bất ngờ, thán phục. Chưa bao giờ 2 tiếng Việt Nam trở nên thiêng liêng, thân thương, tự hào và đầy kiêu hãnh như lúc này!

Tuy vậy, với mấy đợt tái phát, Covid-19 cũng đã gây ra cho đất nước ta không ít khó khăn, thử thách, khiến cho nhiều dự kiến và tham vọng chiến lược tầm quốc gia phải thay đổi. Thanh bình, ổn định là điều kiện quý giá để đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp bứt phá nhưng nguồn lực đã phải huy động một tỷ lệ đáng kể cho công tác phòng-chống dịch và an sinh xã hội. Vì dịch, hàng chục ngàn doanh nghiệp đã buộc phải giải thể, phá sản. Vì dịch, hàng trăm ngàn người phải mất việc, lao đao. Vì dịch, cuộc sống của nhiều người bị đảo lộn, thu nhập giảm sút... Không chỉ vậy, năm qua, đất nước ta còn bị ảnh hưởng và thiệt hại nặng nề bởi thiên tai bão lũ, rõ ràng khó khăn chồng lên khó khăn.

Gia Lai trong bối cảnh chung cũng không là ngoại lệ và cấp ủy, chính quyền địa phương đã phải nỗ lực rất lớn trong việc kiềm giữ nhịp độ phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, chăm lo đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, còn hoàn thành rất tốt, rất thành công công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025).

Khó khăn hãy còn, Covid-19 chưa buông tha, nhiệm vụ vì vậy còn rất nặng nề, phức tạp. Chúng ta đã vận hành rất tốt phương châm chiến lược "2 chân": duy trì phát triển kinh tế gắn với phòng-chống dịch hiệu quả. Tùy tình hình mà có chủ trương và chính sách phù hợp cho phương châm và mục tiêu này, chứ không vì chống dịch mà để sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động khác bị đình trệ. Trong thời điểm này, chúng ta vẫn đảm bảo các hoạt động nơi có dịch diễn ra bình thường, không bị nhiều xáo trộn. Những bài học kinh nghiệm quý từ những lần chống dịch trước của đất nước, của bạn bè có tác dụng và ý nghĩa rất lớn để chúng ta vững tin công cuộc phòng-chống dịch sớm thắng lợi.

Đã có vắc xin nhưng Covid-19 lại tiếp tục biến thể và lan rộng, công tác phòng-chống còn nhiều kẽ hở cả với ngành chức năng và trong ý thức mỗi người dân. Do đó, ưu tiên hàng đầu lúc này của thế giới, của chúng ta là tiêu trừ cho được dịch bệnh. Không chỉ dịp Tết cần hạn chế đi lại, tập trung đông người, thực hiện nghiêm thông điệp 5K mà sau Tết, mỗi người cũng sẵn sàng tâm thế sinh hoạt, làm việc trong điều kiện còn dịch, có dịch. Mỗi người bằng ý thức và hành động trách nhiệm của mình sẽ góp phần vào thắng lợi của cuộc chiến chống Covid-19. Đó còn là cách thiết thực và hiệu quả ủng hộ Chính phủ, địa phương, ngành chức năng để sớm loại bỏ dịch bệnh, đưa cuộc sống trở lại bình thường. Vâng, hạnh phúc cho mỗi người, mỗi nhà, cho đất nước lúc này không gì khác là được an toàn, an lành, mạnh khỏe.

Với những lý do đó, tôi cảm giác những câu chúc phát tướng phát tài, công danh lợi lộc, kim tiền rủng rỉnh... không còn xuất hiện dày đặc trên diễn đàn mạng, báo chí và thường nhật ngày Tết mà thay vào đó là những lời chúc nhẹ nhàng, giản dị, gần gũi với mong ước lớn nhất: bình an vô sự.

Rõ ràng cuộc sống luôn vận động với những quy luật và "lý lẽ" riêng, và cái Tết cũng trở nên thú vị ngay từ lời chúc Tết với những điều chỉnh xuất phát từ sâu thẳm mong mỏi lòng người !

 

THẤT SƠN
 

Có thể bạn quan tâm

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

(GLO)- Sáng 29-10, Cục Quản lý thị trường Gia Lai phối hợp với Cơ sở sản xuất nước chấm Tương Việt Hoa Sen Tây Nguyên tổ chức trao mô hình sinh kế và khánh thành bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo tại làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Trên 384 triệu đồng quà tặng cho người nghèo và học sinh khó khăn tại Chư Sê và Phú Thiện

Trên 384 triệu đồng quà tặng cho người nghèo và học sinh khó khăn tại Chư Sê và Phú Thiện

(GLO)- Sáng 25-10, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh Gia Lai, Hội CTĐ huyện Chư Sê phối hợp với Hội CTĐ cụm thi đua số 1 (trực thuộc Hội CTĐ TP. Hồ Chí Minh) tổ chức chương trình công tác xã hội nhân đạo, hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng và tặng quà cho học sinh khó khăn trên địa bàn huyện Chư Sê.

Vợ chồng nghèo cưu mang cháu bé bị bỏ rơi

Vợ chồng nghèo cưu mang cháu bé bị bỏ rơi

(GLO)- Tuy gia cảnh nghèo khó nhưng vợ chồng anh Rơ Lan Ky (SN 1991), chị Kpuih Krak (SN 1994, ở làng Grôn, xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) vẫn mở rộng vòng tay cưu mang bé gái bị bỏ rơi. Đã hơn 3 năm trôi qua, họ vẫn chăm bẵm nuôi nấng cháu bé như con mình.

Đã nghèo còn gặp tai ương

Đã nghèo còn gặp tai ương

(GLO)- Ở tuổi 60, ông Võ Văn Nhị (thôn Tiên Sơn 1, xã Tân Sơn, TP. Pleiku) vẫn phải lặn lội hàng chục cây số để làm thợ hồ. Rồi tai ương bất ngờ ập đến sau vụ sập giàn giáo. Tuy giữ được mạng sống nhưng ông Nhị phải nằm liệt ở bệnh viện, cuộc sống gia đình đã cơ cực nay lại càng thêm khó.