Ấn Độ quan ngại dự án thủy điện lớn nhất thế giới tại Tây Tạng của Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo Reuters, ngày 3/1 Bộ Ngoại giao Ấn Độ thông báo New Delhi bày tỏ quan ngại về kế hoạch Trung Quốc xây dựng đập thủy điện tại Tây Tạng trên sông Yarlung Zangbo, con sông chảy qua lãnh thổ Ấn Độ.

dap-thuy-dien-tren-song-zangmu-o-tay-tang-anh-chinanews.jpg
Đập thủy điện trên sông Zangmu ở Tây Tạng. Ảnh: Chinanews

Sông Yarlung Zangbo trở thành sông Brahmaputra khi chảy ra khỏi Tây Tạng và hướng về phía Nam vào các bang Arunachal Pradesh và Assam của Ấn Độ, trước khi cuối cùng chảy vào Bangladesh.

Trước sự quan ngại của Ấn Độ, các quan chức Trung Quốc cho hay, dự án thủy điện ở Tây Tạng sẽ không gây tác động lớn đến môi trường hay nguồn nước ở hạ nguồn. Tuy nhiên, Ấn Độ và Bangladesh vẫn bày tỏ quan ngại về con đập này.

Sông Brahmaputra, con sông dài nhất Tây Tạng với tiềm năng thủy điện phi thường tại khu vực được gọi là "khúc cua lớn" ở hạ lưu. Chỉ trong một đoạn sông dài 50km, độ dốc của dòng sông đã lên đến 2.000m, mở ra nguồn năng lượng khổng lồ nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức kỹ thuật chưa từng có.

Dự án thủy điện không chỉ là phép thử cho công nghệ xây dựng của Trung Quốc mà còn là bước đi đầy táo bạo, tiềm ẩn những tác động sâu rộng về môi trường, xã hội và địa chính trị, vượt xa quy mô của bất kỳ dự án thủy điện nào trước đây.

Chính quyền Bắc Kinh chưa công bố chi tiết về đập mới ở Tây Tạng, nhưng báo chí Quốc Trung Quốc dự đoán nhà máy điện xây dựng trên con đập này có thể có công suất lắp máy lên đến 60 GW, trở thành nhà máy thủy điện lớn nhất trên thế giới, vượt qua nhà máy ở đập Tam Hiệp, với công suất 22,5 GW.

Chi phí cho dự án này cũng dự kiến sẽ vượt quá chi phí xây dựng đập Tam Hiệp, tiêu tốn 254,2 tỉ nhân dân tệ (hơn 30 tỉ USD), vượt xa ước tính ban đầu là 57 tỉ nhân dân tệ (gần 8 tỉ USD).

Trong khuôn khổ Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 và tầm nhìn chiến lược đến năm 2035, Trung Quốc đã xác định rõ việc thúc đẩy phát triển thủy điện tại khu vực hạ lưu sông Brahmaputra.

Có thể bạn quan tâm

Tiếp tục cho ý kiến xây dựng phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã

Ban Chỉ đạo tỉnh Gia Lai triển khai xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã họp phiên thứ hai

(GLO)- Chiều 14-4, tại trụ sở Tỉnh ủy Gia Lai, đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh triển khai xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã chủ trì phiên họp thứ hai của Ban chỉ đạo.

Gia Lai chấm dứt hoạt động của Chi cục Thủy lợi, Chi cục Phát triển nông thôn và Chi cục Bảo vệ Môi trường

Gia Lai chấm dứt hoạt động của Chi cục Thủy lợi, Chi cục Phát triển nông thôn và Chi cục Bảo vệ Môi trường

(GLO)- Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai vừa có Thông báo số 42/TB-SNNMT về việc chấm dứt hoạt động của Chi cục Thủy lợi, Chi cục Phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cũ) và Chi cục Bảo vệ Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (cũ).

 HĐND tỉnh Gia Lai giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị tại Chư Sê

HĐND tỉnh Gia Lai giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị tại Chư Sê

(GLO)- Ngày 10-4, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Ayun H’Bút-Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương chủ trì giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị sau các đợt giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh tại huyện Chư Sê.

Đoàn lãnh đạo cấp cao tỉnh Gia Lai

Đoàn lãnh đạo cấp cao của tỉnh Gia Lai thăm chúc Tết cổ truyền Bun Pi May tại tỉnh Sekong

(GLO)- Tiếp tục chuyến thăm, chúc Tết cổ truyền Bun Pi May tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, sáng 9-4, đoàn lãnh đạo cấp cao của tỉnh Gia Lai do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Anh làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc Tết lãnh đạo và Nhân dân tỉnh Sekong.