7 nhóm mới thuộc diện đóng BHXH bắt buộc từ 1.7.2025

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ ngày 1.7.2025, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 (sửa đổi) chính thức có hiệu lực, bổ sung 7 nhóm mới tham gia đóng BHXH bắt buộc.

Luật BHXH sửa đổi năm 2024 (có hiệu lực từ ngày 1.7.2025) chính thức đánh dấu bước chuyển lớn khi mở rộng diện tham gia BHXH bắt buộc với 7 nhóm chưa từng hoặc chưa được đề cập đầy đủ quyền lợi theo luật BHXH 2014 (còn hiệu lực đến ngày 30.6.2025).

Đây là nỗ lực nhằm thu hẹp khoảng trống an sinh xã hội, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân mà Nghị quyết 28 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 về cải cách chính sách BHXH đã đặt ra.

Căn cứ theo khoản 1, điều 2 của luật BHXH năm 2024 (so với khoản 1, điều 2 của luật BHXH 2014), Nhà nước mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với các nhóm sau:

Thứ nhất, chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ. Đây là lực lượng lao động phi chính thức chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế.

Trước đây, nhóm này có thể tham gia BHXH tự nguyện nếu muốn. Nay, theo quy định mới, các chủ hộ kinh doanh sẽ tự đóng BHXH bắt buộc trên mức thu nhập do mình lựa chọn (thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng).

Luật BHXH 2024 điều chỉnh căn cứ tính đóng một số chế độ BHXH khi thay thế "mức lương cơ sở" bằng "mức tham chiếu" do Chính phủ quy định.

Mức tham chiếu này sẽ được dùng để tính mức đóng và mức hưởng cho các chế độ BHXH có liên quan.

Trong giai đoạn chuyển tiếp, khi chưa bãi bỏ mức lương cơ sở, luật BHXH 2024 quy định mức tham chiếu bằng đúng mức lương cơ sở hiện hành.

Do đó, tại thời điểm 1.7.2025, việc tính giới hạn tiền lương đóng BHXH, BHYT vẫn dựa trên 20 lần mức lương cơ sở.

Thứ hai, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý, điều hành hợp tác xã không hưởng lương, bao gồm các chức danh như thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước hoặc phần vốn doanh nghiệp tại các công ty và các chức danh quản lý được bầu khác... nếu không nhận lương.

Thứ ba, người lao động làm việc không trọn thời gian. Đây là những người làm việc theo hình thức bán thời gian, với tiền lương hằng tháng đạt mức tối thiểu phải đóng BHXH (bằng hoặc cao hơn mức lương đóng BHXH tối thiểu).

Thứ tư, người lao động có “hợp đồng” không mang tên hợp đồng lao động nhưng có tính chất của quan hệ lao động.

Đây là trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên...

Trước đây, luật BHXH 2014 chỉ quy định đóng BHXH cho hợp đồng lao động (từ 1 tháng trở lên) và trên thực tế, có một số đơn vị ký “hợp đồng khoán việc”, “hợp đồng dịch vụ” nhằm né tránh BHXH.

Luật BHXH 2024 mở rộng diện bao phủ BHXH bắt buộc sang các nhóm lao động và chức danh mà trước đây chưa được tham gia hoặc chưa được hưởng đầy đủ chế độ. ẢNH: NGUYỄN ANH
Luật BHXH 2024 mở rộng diện bao phủ BHXH bắt buộc sang các nhóm lao động và chức danh mà trước đây chưa được tham gia hoặc chưa được hưởng đầy đủ chế độ. ẢNH: NGUYỄN ANH

Thứ năm, lực lượng dân quân thường trực (lực lượng dân quân tự vệ hoạt động dài hạn tại địa phương).

Thứ sáu, người hoạt động không chuyên trách cấp xã (xã, phường, thị trấn). Nhóm này vốn đã tham gia BHXH bắt buộc theo luật BHXH 2014 nhưng chỉ giới hạn ở 2 chế độ hưu trí và tử tuất (đóng BHXH trên mức phụ cấp, không được hưởng các chế độ ngắn hạn).

Luật BHXH 2024 đã mở rộng quyền lợi cho nhóm này kể từ khi 1.7.2025, họ được tham gia BHXH bắt buộc và thụ hưởng đầy đủ mọi chế độ như người lao động bình thường (bao gồm cả ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp).

Tuy nhiên, theo Công văn 03 của Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vào ngày 15.4, bộ máy sẽ kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hiện nay, kể từ ngày 1.8.2025.

Chính quyền địa phương được giao xem xét, có thể sắp xếp, bố trí người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tham gia công tác tại thôn, tổ dân phố và thực hiện chế độ, chính sách đối với các trường hợp không bố trí công tác theo quy định.

Thứ bảy, người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố. Theo luật BHXH 2014, nhóm này không được đề cập.

Hiện theo khoản 6, điều 33 Nghị định 33/2023 của Chính phủ, người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 3 chức danh (bao gồm bí thư chi bộ, trưởng thôn hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng ban công tác mặt trận) được hưởng phụ cấp hằng tháng. Trường hợp luật có quy định khác thì thực hiện theo quy định của luật đó.

Ngoài ra, theo Công văn 03, Nhà nước tiếp tục xác định thôn, tổ dân phố là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư, không phải là cấp hành chính; trước mắt giữ nguyên các thôn, tổ dân phố hiện có.

Sau khi hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính các cấp, Chính phủ sẽ giao Bộ Nội vụ nghiên cứu và hướng dẫn theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về việc sắp xếp, tổ chức lại thôn, tổ dân phố theo hướng tinh gọn, phục vụ trực tiếp đời sống của cộng đồng dân cư trên địa bàn.

Theo Phạm Thu Ngân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

(GLO)- Vào mùa khô, Trường Mẫu giáo 2/9 (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại chật vật vì thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Có một hệ thống nước sạch ổn định để đảm bảo điều kiện sinh hoạt, học tập là mong mỏi bấy lâu của cô và trò ở ngôi trường vùng biên này.

Đức Cơ: Tôn vinh 21 tập thể, cá nhân điển hình trong các phong trào thi đua giai đoạn 2020-2025

Phụ nữ huyện Đức Cơ tích cực học tập và làm theo lời Bác

(GLO)- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thường xuyên của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đức Cơ. Qua đó, xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ nỗ lực vượt khó, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc và lan tỏa điều tốt đẹp trong cộng đồng. 

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Suốt nhiều năm chìm trong bóng tối của cách trở và thiếu thốn, làng Canh Tiến (xã Canh Liên, huyện Vân Canh) từng là một trong những "vùng trắng" điện lưới hiếm hoi còn sót lại ở Bình Định.

“Bông hồng thép” ở Sư đoàn 320

“Bông hồng thép” ở Sư đoàn 320

(GLO)- Môi trường quân đội đòi hỏi kỷ luật cao, rèn luyện nghiêm, cường độ công việc lớn, nhưng vẫn có những “bông hồng thép” lặng lẽ cống hiến và lan tỏa tinh thần vượt khó. Thiếu tá QNCN Trần Thị Thu Hường-Chủ tịch Hội Phụ nữ Phòng Chính trị (Sư đoàn 320, Quân đoàn 34) là một minh chứng.

Độc đáo chợ chiều Pleiku

Độc đáo chợ chiều Pleiku

(GLO)- Tuy chỉ diễn ra vài tiếng đồng hồ, nhưng những phiên chợ chiều trên phố núi Pleiku vẫn đông đúc kẻ bán, người mua. Không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa, chợ còn là nơi để những ai khi đến mua sắm hiểu hơn về văn hóa và cư dân của vùng đất cao nguyên này.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế kiểm tra tiến độ thi công đường liên huyện Mang Yang-Ia Pa

Gia Lai tháo gỡ vướng mắc, tăng tốc các dự án trọng điểm

(GLO)- Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm là yêu cầu cấp bách đang được lãnh đạo tỉnh Gia Lai chỉ đạo quyết liệt. Với quyết tâm cao, các sở, ngành và địa phương đang nỗ lực đưa các dự án về đích theo kế hoạch.

Sau buổi phát động, người dân làng làng Đăk Hlá-Tơ Drăh đã ra quân dọn dẹp vệ sinh tại các tuyến đường và khu vực công cộng. Ảnh: Nhật Hào

Mang Yang: Đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia bảo vệ môi trường

(GLO)- Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, thời gian gần đây, người dân ở nhiều thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mang Yang đã có ý thức tham gia các hoạt động dọn dẹp vệ sinh, trồng hoa và cây xanh tại các khu vực công cộng để góp phần cải thiện cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.