2,8 tỷ đồng triển khai dự án “tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 31-3, tại khách sạn Tre Xanh (TP. Pleiku), Hội Nông dân tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khởi động và triển khai kế hoạch dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” tỉnh Gia Lai giai đoạn 2022-2024.

Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT, Hội Nông dân tỉnh; đại diện lãnh đạo UBND huyện, Hội Nông dân các huyện: Chư Păh, Phú Thiện và thị xã Ayun Pa.

Quang cảnh hội thảo do Hội nông dân tỉnh Gia Lai tổ chức. Ảnh Phan Lài

Quang cảnh hội thảo do Hội nông dân tỉnh Gia Lai tổ chức. Ảnh Phan Lài

Theo đó, Hội Nông dân tỉnh sẽ triển khai dự án từ ngày 1-7-2022 đến ngày 31-12-2024, tổng kinh phí thực hiện dự án hơn 2,8 tỷ đồng. Dự án thực hiện tại các địa phương: xã Ia Ake, Ia Peng và thị trấn Phú Thiện (huyện Phú Thiện); các xã: Nghĩa Hưng, Ia Nhin, Hòa Phú (huyện Chư Păh); các phường: Sông Bờ, Đoàn Kết, Hòa Bình (thị xã Ayun Pa).

Đối tượng thực hiện dự án gồm: người nông dân sản xuất nhỏ; các trang trại, gia trại chăn nuôi; người thu gom thức ăn thừa, các nhà hàng… Dự án được triển khai với các nội dung: thúc đẩy các tổ/nhóm nông dân tham gia dự án; tập huấn cho nông dân về các kỹ thuật xử lý rác thải; tham quan chia sẻ kinh nghiệm; hỗ trợ xây dựng mô hình về xử lý rác thải hữu cơ…

Tại hội thảo, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường đã thông tin về thực trạng môi trường và các giải pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2022-2030. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thông tin về thực trạng và định hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh; UBND huyện Phú Thiện đề cập đến thực trạng rác thải hữu cơ trong sản xuất và các giải pháp xử lý rác thải hữu cơ trên địa bàn huyện.

Hội Nông dân huyện Chư Păh đề cập đến vai trò của Hội Nông dân huyện trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên nông dân tham gia xử lý rác thải tại địa phương. Hội viên nông dân phường Cheo Reo (thị xã Ayun Pa) chia sẻ cách thức hoạt động và hiệu quả hoạt động của tổ thu gom rác thải trên địa bàn.

Ông Võ Anh Tuấn-Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, Trưởng ban quản lý dự án phát biểu tại hội thảo. Ảnh Phan Lài
Ông Võ Anh Tuấn-Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, Trưởng ban quản lý dự án phát biểu tại hội thảo. Ảnh Phan Lài

Phát biểu tại hội thảo, ông Võ Anh Tuấn-Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, Trưởng ban quản lý dự án-cho biết: Mục đích của dự án là tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của hội viên nông dân về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; từng bước giải quyết một cách cơ bản việc lãng phí thức ăn dư thừa, chất thải chăn nuôi, giảm thiểu lượng rác thải gây ô nhiễm môi trường, từ đó giảm phát thải nhà kính.

Dự án góp phần xây dựng và nhân rộng các mô hình về chuyển đổi chất thải thành nguồn thức ăn dinh dưỡng phục vụ chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho hội viên nông dân.

Để dự án được thực hiện có hiệu quả, dự án đã đào tạo 33 giảng viên nguồn là cán bộ Hội các cấp và hội viên có thành tích trong công tác bảo vệ môi trường. Các giảng viên nguồn sẽ trực tiếp hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn, truyền đạt các kiến thức, phương pháp xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường.

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.