235 triệu người trên thế giới cần viện trợ khẩn cấp trong năm 2021

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo báo cáo "Tổng quan về viện trợ nhân đạo toàn cầu" hằng năm của Liên hợp quốc, ước tính có khoảng 235 triệu người trên thế giới cần viện trợ khẩn cấp trong năm 2021, tăng tới 40% so với năm ngoái.

 Người vô gia cư sống tại khu lều tạm để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại Lima, Peru. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Người vô gia cư sống tại khu lều tạm để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại Lima, Peru. (Ảnh: AFP/TTXVN)


Liên hợp quốc dự báo thế giới cần 35 tỷ USD cho các chương trình viện trợ trong năm 2021. Dự báo được đưa ra trong bối cảnh có thêm hàng chục triệu người rơi vào khủng hoảng do tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và nguy cơ nạn đói quay trở lại.

Theo báo cáo "Tổng quan về viện trợ nhân đạo toàn cầu" hằng năm của Liên hợp quốc, ước tính có khoảng 235 triệu người trên thế giới cần viện trợ khẩn cấp trong năm 2021, tăng tới 40% so với năm ngoái.

Điều phối viên về viện trợ khẩn cấp của Liên hợp quốc Mark Lowcock cho biết sự gia tăng này gần như hoàn toàn là do tác động của đại dịch COVID-19.

Báo cáo ước tính năm 2021, cứ một trong số 33 người trên thế giới cần nhận được viện trợ và nếu tất cả số người này sống trong một quốc gia, đây sẽ là quốc gia đông dân thứ 5 trên thế giới.

Trước đó, các cơ quan của Liên hợp quốc và các tổ chức nhân đạo thường đề cập đến một bức tranh ảm đạm về nhu cầu viện trợ tăng với nguyên nhân chủ yếu là từ xung đột, mất nhà cửa, thảm họa thiên nhiên và biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, hiện nay Liên hợp quốc cảnh báo đại dịch COVID-19, đã cướp đi sinh mạng của hơn 1,45 triệu người trên thế giới, đang tác động đến hàng triệu người vốn đang phải sống trong hoàn cảnh hết sức mong manh.

Ông Lowcock cho rằng: "Bức tranh mà chúng tôi đưa ra là cái nhìn tăm tối và ảm đạm nhất về nhu cầu nhân đạo cho một tương lai mà chúng ta chưa biết sẽ ra sao."

Theo đại diện của Liên hợp quốc, số tiền trên chỉ đủ để trợ giúp 160 triệu người bị tổn thương lớn nhất tại 56 quốc gia trên thế giới.

Không chỉ vấn đề viện trợ, đây cũng là lần đầu tiên kể từ những năm 1990, tình trạng nghèo đói cùng cực gia tăng, tuổi thọ giảm, số người chết hằng năm do HIV/AIDS, bệnh lao và sốt rét có thể tăng gấp đôi. Điều đáng báo động nhất là nguy cơ nạn đói quay trở lại ở nhiều nơi trên thế giới.

Tính đến cuối năm 2020, số người bị mất an ninh lương thực nghiêm trọng trên toàn cầu có thể tăng lên tới 270 triệu, tăng 82% so với mức trước khi xảy ra đại dịch COVID-19.

Hiện trạng ở Yemen, Burkina Faso, Nam Sudan và Đông Bắc Nigeria cho thấy những nước này đang trên bờ vực của nạn đói, trong khi một loạt quốc gia và khu vực khác, như Afghanistan và vùng sa mạc kéo dài từ miền Đông Sudan đến miền Tây Senegal, cũng "có khả năng rất dễ bị tổn thương."

Ông Lowcock khẳng định: "Nếu chúng ta vượt qua năm 2021 mà không để xảy ra nạn đói lớn, đó sẽ là kỳ tích lớn".

Theo Phương Hoa (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Hai chị em đều mắc bệnh hiểm nghèo

Hai chị em đều mắc bệnh hiểm nghèo

(GLO)- Tuổi thơ của 2 chị em Rơ Lan Điệp (SN 2012) và Rơ Lan Na Uy (SN 2014, trú tại làng Yon Tôk, xã Ia Glai, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) gắn liền với bệnh viện, thuốc men và những cơn đau triền miên.

Gia đình: Điểm tựa yêu thương

Gia đình: Điểm tựa yêu thương

(GLO)- Bằng sự bình yên và gắn kết bền chặt, gia đình luôn là điểm tựa yêu thương của mỗi người trong cuộc sống. Với ý nghĩa đó, Ngày Quốc tế Gia đình (15-5) là dịp đề cao, tôn vinh vai trò gia đình trong cộng đồng trước những đổi thay nhanh chóng của nhịp sống hiện đại.

Áp lực nghề điều dưỡng

Áp lực nghề điều dưỡng

(GLO)- Với tinh thần tận tụy, đội ngũ điều dưỡng viên đã góp phần giúp bệnh nhân nhanh phục hồi sức khỏe. Thế nhưng, trước áp lực công việc và vấn nạn bạo hành y-bác sĩ, họ không khỏi lo lắng, tâm tư với nghề mình đã chọn.

Mặt trận các cấp phát huy vai trò giám sát chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

Mặt trận các cấp phát huy vai trò giám sát chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Để chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai triển khai đúng tiến độ, đúng đối tượng và mang lại hiệu quả thiết thực, MTTQ Việt Nam các cấp đã phát huy vai trò giám sát, kịp thời phát hiện, kiến nghị tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế kiểm tra tiến độ thi công đường liên huyện Mang Yang-Ia Pa

Gia Lai tháo gỡ vướng mắc, tăng tốc các dự án trọng điểm

(GLO)- Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm là yêu cầu cấp bách đang được lãnh đạo tỉnh Gia Lai chỉ đạo quyết liệt. Với quyết tâm cao, các sở, ngành và địa phương đang nỗ lực đưa các dự án về đích theo kế hoạch.

Ia Pa: Quán triệt nhiều văn bản quan trọng đến cán bộ chủ chốt toàn huyện

Ia Pa: Quán triệt nhiều văn bản quan trọng đến cán bộ chủ chốt toàn huyện

(GLO)- Ngày 8-5, Huyện ủy Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện nhằm học tập, quán triệt và tuyên truyền các văn bản quan trọng của Trung ương và Tỉnh ủy. Hội nghị diễn ra tại hội trường huyện, với sự tham dự đông đủ của đội ngũ lãnh đạo chủ chốt các cấp.