Xuân đến sớm nơi biên cương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Khi những cánh rừng cao su đồng loạt thay sắc đỏ nơi biên cương cũng là lúc mùa xuân đã cận kề. Nhiều chương trình thiện nguyện được các cấp Hội Phụ nữ tổ chức dịp này với mong muốn mang Tết ấm đến với vùng biên giới.

Xã Ia Púch (huyện Chư Prông) là địa bàn biên giới đầu tiên được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết biên cương” năm nay. Chương trình có sự đồng hành của Hội Phụ nữ Công an tỉnh, Hội Phụ nữ Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng, một số cơ quan, đơn vị và các Mạnh Thường Quân đến từ TP. Pleiku và TP. Hồ Chí Minh.

Các phần quà Tết có tổng trị giá gần 100 triệu đồng đã được trao cho phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nơi biên cương.

Tặng quà cho người dân tại chương trình “Xuân đoàn kết-Tết biên cương” ở xã Ia Púch, huyện Chư Prông. Ảnh: M.C

Tặng quà cho người dân tại chương trình “Xuân đoàn kết-Tết biên cương” ở xã Ia Púch, huyện Chư Prông. Ảnh: M.C

Ngồi trước sân nhà văn hóa xã Ia Púch với phần quà là chiếc áo ấm cùng các nhu yếu phẩm như gạo, mì tôm, chị Rơ Lan Plep (làng Chư Kó) ngậm ngùi kể: Cách đây 3 năm, trong một lần đi cạo mủ cao su, chiếc xe máy bị nổ lốp trước khiến chị ngã xuống. Dù không bị thương nặng nhưng lại bị đứt dây thần kinh dẫn đến mất thị lực một bên mắt. Đến tháng 10-2023, con mắt còn lại cũng mù hẳn.

Trước đây, chị là trụ cột trong nhà, làm đủ mọi việc từ trồng điều, cà phê, cạo mủ cao su… nhưng nay phải ngồi một chỗ, nhìn đâu cũng thấy tối đen. Chị vừa buồn vừa chán.

Nhưng nỗi buồn cũng chưa dừng lại ở đó. Khi thấy chị bị mù cả 2 mắt, người chồng cũng bỏ đi biệt tích luôn. Lúc đó, đứa con thứ ba mới hơn 1 tháng tuổi. Đứa con trai đầu đang học lớp 9 thì kiên quyết đòi nghỉ học để ở nhà chăm sóc mẹ và các em. “Mới đây, cán bộ phụ nữ thông báo đi nhận quà Tết, mình thấy được an ủi rất nhiều”-chị Plep tâm sự.

Mỗi người một hoàn cảnh nhưng điểm chung của những trường hợp được tặng quà trong chương trình “Xuân đoàn kết-Tết biên cương” là đều rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, những phần quà tuy nhỏ nhưng thiết thực, giúp họ thêm ấm lòng.

Bị bệnh phong khiến đôi tay bà Rơ Lan Chel (làng Bih) không còn khả năng cầm nắm, di chuyển cũng khó khăn. Tuy vậy, bà vẫn đến nhà văn hóa xã nhận quà Tết thay vì để cán bộ phụ nữ đem về tận nhà. Bà không nhớ mình đã sống qua bao nhiêu mùa rẫy, nhưng nhiều mùa xuân rồi, bà luôn nhận được sự quan tâm, chia sẻ của cộng đồng, nhất là dịp Tết Nguyên đán.

Được một chiến sĩ công an giúp mang quà Tết ra về, bà Chel cười móm mém bày tỏ: “Mình không ăn được nhiều. Nhưng nhận quà Tết thấy vui vì được quan tâm. Mình san sẻ lại quà này cho các con để cùng đón Tết vui vẻ”.

“Xuân đoàn kết-Tết biên cương” là chương trình thường niên của các cấp Hội Phụ nữ chia sẻ với những khó khăn của người dân vùng biên giới. Ảnh: Minh Châu

“Xuân đoàn kết-Tết biên cương” là chương trình thường niên của các cấp Hội Phụ nữ chia sẻ với những khó khăn của người dân vùng biên giới. Ảnh: Minh Châu

Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Vũ Thị Bích Ngọc: “Sau xã Ia Púch, từ nay đến Tết Nguyên đán 2024, Hội LHPN tỉnh tiếp tục phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức “Xuân đoàn kết-Tết biên cương” tại 4 xã biên giới: Ia Dom, Ia Pnôn, Ia Nan (huyện Đức Cơ) và Ia O (huyện Ia Grai). Trong đó, chương trình tại xã Ia Pnôn có sự đồng hành của Hội LHPN tỉnh Đồng Nai”.

Chứng kiến niềm vui của người dân khi nhận những phần quà Tết đậm tình chia sẻ, anh Lê Hồng Thái-Mạnh Thường Quân đến từ TP. Pleiku-cho biết, năm nào anh và bạn bè cũng có những chuyến xe đầy ắp hàng hóa mang Tết đến cho bà con vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của tỉnh.

“Có chuyến đi khi tiết trời lạnh buốt nhưng chứng kiến nhiều người dân không có áo ấm, trẻ em chân không có dép, chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Đó cũng là lý do chúng tôi duy trì chương trình. Các năm trước, chúng tôi tự lên kế hoạch, xây dựng chương trình, ai có gì cho nấy trong khả năng của mình. Năm nay, được sự kết nối của Hội LHPN tỉnh nên chúng tôi kết hợp mang Tết lên biên cương.

Chúng tôi chỉ là những cá nhân nhỏ bé, nhưng nhiều người cùng chung tay sẽ giúp lan tỏa một cái Tết nhân ái, ấm áp cho những ai còn vất vả, bệnh tật. Mùa xuân mới vì thế cũng thêm niềm vui cho cả người cho và người nhận”.

Bà Vũ Thị Bích Ngọc-Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh-cho biết: Mỗi dịp Tết đến, xuân về, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh lại rộn ràng khui heo đất, gói bánh chưng, vận động ủng hộ quà Tết, tập luyện văn nghệ, dân vũ để tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương”. Năm nay, mùa xuân biên cương đến sớm hơn khi có sự đồng hành của các cơ quan, đơn vị và Mạnh Thường Quân.

Có thể bạn quan tâm

Ia Pa: Quán triệt nhiều văn bản quan trọng đến cán bộ chủ chốt toàn huyện

Ia Pa: Quán triệt nhiều văn bản quan trọng đến cán bộ chủ chốt toàn huyện

(GLO)- Ngày 8-5, Huyện ủy Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện nhằm học tập, quán triệt và tuyên truyền các văn bản quan trọng của Trung ương và Tỉnh ủy. Hội nghị diễn ra tại hội trường huyện, với sự tham dự đông đủ của đội ngũ lãnh đạo chủ chốt các cấp.

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

(GLO)- Khác với những phiên giao dịch việc làm thông thường, Hội chợ việc làm diễn ra tại TP. Pleiku ngày 6-5 do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) tổ chức là cầu nối mở ra cơ hội mới cho người đi xuất khẩu lao động trở về nước.

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(GLO)- Tháng 10-1976, giữa thời điểm đất nước còn ngổn ngang tàn tích chiến tranh, đoàn cán bộ kỹ thuật gồm 40 người từ Thanh Hóa được điều động vào tỉnh Gia Lai-Kon Tum mang theo tri thức, nhiệt huyết và sứ mệnh góp phần tái thiết cuộc sống cho những vùng quê.