Xây Khu Điện thờ các Anh hùng Liệt sỹ Việt Nam và Lào tại Xiengkhuang

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Khu Điện thờ các Anh hùng Liệt sỹ Việt Nam-Lào được xây dựng tại bản Nhuom, huyện Pek, tỉnh Xiengkhuang, Bắc Lào, cách trung tâm thị xã Phonsavan khoảng 4km, trên diện tích 10ha.
Các chư tăng hai nước thực hiện các nghi thức tâm linh trước khi tiến hành động thổ. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Các chư tăng hai nước thực hiện các nghi thức tâm linh trước khi tiến hành động thổ. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Sáng 24/3, tại tỉnh Xiengkhuang, Bắc Lào, Hội Người Việt Nam tỉnh Xiengkhuang phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại tỉnh Luang Prabang, chính quyền tỉnh Xiengkhuang, các chư tăng và các nhà hảo tâm đến từ hai nước khởi công xây dựng Khu Điện thờ các Anh hùng Liệt sỹ Việt Nam-Lào.
Đây là khu điện thờ đầu tiên do cộng đồng người Việt Nam tại Lào xây dựng nhằm tri ân các Anh hùng Liệt sỹ hai nước đã hy sinh trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập cho hai dân tộc.
Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Đăng Hùng, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại tỉnh Luang Prabang; bà Bouasy Nathavong, Chủ tịch Mặt trận Lào xây dựng đất nước tỉnh Xiengkhuang; ông Hà Văn Cảnh, Chủ tịch Hội Người Việt Nam tỉnh Xiengkhuang, chư tăng phật tử và các nhà hảo tâm đến từ Việt Nam và Lào, cùng đông đảo cộng đồng người Việt Nam đang làm ăn sinh sống tại tỉnh Xiengkhuang…
Phát biểu tại buổi lễ, ông Hà Văn Cảnh cho biết trong những năm tháng chiến tranh vô cùng ác liệt tại tỉnh Xiengkhuang từ 1969-1972, quân địch đã tiến hành đánh chiếm vùng giải phóng Cánh Đồng Chum Xiengkhuang. Trong thời khắc "nước sôi lửa bỏng" đó, thể theo yêu cầu giúp đỡ của Cách mạng Lào, Đảng, Chính phủ và Quân đội Nhân dân Việt Nam đã chi viện cho Cách mạng Lào.
Rất nhiều đơn vị quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã sang Lào kề vai sát cánh, chiến đấu cùng một chiến hào với Bộ đội và nhân dân Lào để chống lại kẻ thù chung. Trong những trận chiến đó, đã có rất nhiều cán bộ, chiến sỹ hai nước đã hy sinh. Riêng tại địa bàn 3 tỉnh Xiengkhuang, Xaysomboun và tỉnh Vientiane đã có trên 15.000 cán bộ chiến sỹ quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam đã hy sinh.
Theo ông Hà Văn Cảnh, với truyền thống "uống nước nhớ nguồn," "ăn quả nhớ kẻ trồng cây," cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Xiengkhuang coi việc xây dựng khu điện thờ này là một trách nhiệm của thế hệ đi sau nhằm tri ân và đền đáp phần nào sự hy sinh vô bờ bến của các Anh hùng Liệt sỹ hai nước đã hy sinh vì nền độc lập và hòa bình của hai dân tộc.
Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Lào, bà Bouasy, Chủ tịch Mặt trận Lào xây dựng đất nước tỉnh Xiengkhuang đã thay mặt Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh đánh giá cao cộng đồng người Việt tại Xiengkhuang và các nhà hảo tâm của hai nước đã chung tay xây dựng Khu Điện thờ các Anh hùng liệt sỹ Việt Nam-Lào hy sinh tại Lào trong thời kỳ chiến tranh.
Theo bà Bouasy, người dân Lào có cuộc sống tốt đẹp ngày hôm nay là nhờ sự hy sinh của các Anh hùng Liệt sỹ Việt Nam và Lào, do vậy việc xây dựng Khu Điện thờ các Anh hùng Liệt sỹ Lào-Việt Nam vào ngày hôm nay là sự tri ân tới sự hy sinh vô bờ bến của các chiến sỹ Việt Nam và Lào, những người đã không tiếc xương máu của mình để đem lại nền độc lập và hòa bình cho đất nước Lào cũng như của tỉnh Xiengkhuang nói riêng và của hai dân tộc Lào-Việt Nam nói chung.
Bà Bouasy khẳng định Đảng bộ, chính quyền tỉnh Xiengkhuang sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để công trình được hoàn thành đúng với kế hoạch đã đề ra và sẽ vận động các tầng lớp nhân dân tỉnh Xiengkhuang tham gia đóng góp tiền và vật tư để xây dựng khu điện thờ rất có ý nghĩa này.
Khu Điện thờ các Anh hùng Liệt sỹ Việt Nam-Lào được xây dựng tại bản Nhuom, huyện Pek, cách trung tâm thị xã Phonsavan khoảng 4km. Chính quyền tỉnh Xiengkhuang đã giao 10ha đất để cộng đồng người Việt tỉnh triển khai xây dựng công trình này.
Theo kế hoạch, giai đoạn 1 của dự án sẽ được hoàn thành trong tháng Bảy tới, đúng dịp hai nước tổ chức nhiều hoạt động chào mừng Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam 2022 để kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Lào.
Cũng theo bà Bouasy, bên cạnh những ý nghĩa về mặt tâm linh, việc xây dựng Khu Điện thờ các Anh hùng Liệt sỹ Lào-Việt Nam tại Xiengkhuang sẽ giúp tỉnh này có được một địa điểm lịch sử để các thế hệ trẻ đến thăm quan và hiểu thêm về lịch sử quan hệ đặc biệt giữa hai nước.
Nơi đây cũng sẽ trở thành khu du lịch quan trọng của tỉnh Xiengkhuang để du khách đến thăm quan và tưởng niệm sự hy sinh của các Anh hùng liệt sỹ Việt Nam và Lào đã hy sinh trong thời kỳ chiến tranh; đồng thời cũng là một địa điểm quan trọng để tỉnh Xiengkhuang phát triển du lịch theo mô hình xanh, sạch và đẹp theo hướng bền vững.
Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

(GLO)- Sáng 20-11, đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Võ Thị Bảo Ngân-Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh làm Trường đoàn đã giám sát 2 thôn, làng của xã Chư Don và làm việc với UBND huyện Chư Pưh về công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các hạng mục để sớm bố trí tái định cư cho 33 hộ dân làng Đê Kôn (xã H'ra). Ảnh: Lê Nam

"Điểm tựa" giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Mang Yang triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu (Lơ Pang), Đê Bơ Tơk (Đak Jơ Ta), Đê Kôn (Hra) nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.