Vườn trong nhà

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Bạn tôi, một nhà văn trẻ, khi tìm nơi “trú ẩn”, nơi mà bạn có thể ngồi lì, thậm chí là… nằm lì vài giờ, để nghĩ ra chỉ một cái tít hay cái tứ cho tác phẩm mới, thường hay hỏi đám bạn coi nhà đứa nào có cái vườn, nhỏ xíu hay lớn chút chút đều được hết. Bạn muốn tìm chỗ an tĩnh,  một không gian sống tối giản, chỉ có lá, hoa, chen lẫn tí xíu âm thanh phố xá thị thành để sáng tác.

Góc nhỏ màu xanh trong gia đình nuôi dưỡng những câu chuyện đẹp. Ảnh: KHANH TRỊNH
Góc nhỏ màu xanh trong gia đình nuôi dưỡng những câu chuyện đẹp. Ảnh: KHANH TRỊNH



Ở thành phố mình, hầu như nhà nào cũng có chút màu xanh trong nhà. Đó là khoảnh sân nhỏ, nơi ông bà bày biện mấy chậu bông kiểng, ra vào chăm chút. Nhiều khi là cái ban công lộng gió, mà ông chồng đặt mấy khay rau xanh của bà vợ, nhiều khi là mấy cái khay rau mầm rau cải để “bà nhà” chụp choẹt khoe với bè bạn. Có khi, với căn hộ nhỏ như bao diêm, mà cặp vợ chồng son vẫn kịp mua mấy chậu kiểng nhỏ bằng bàn tay để ngay bậc cửa sổ hay treo trên thanh ngang, cho có vẻ yêu cỏ cây và có chút màu xanh trong gia đình, đủ ấm áp, tươi xanh… Với hình thức nào thì màu xanh cũng quý lắm gắn kết tình cảm gia đình, vợ trồng - chồng tưới…

Mấy người bạn thành đạt của tôi, nhà ở quận 7 hay TP Thủ Đức, chẳng ai mong có cái vườn be bé trên căn chung cư như tôi, bởi họ có cả cái sân to đùng, rinh về toàn cây cảnh quý hiếm. Hồng, người bạn từ thời cắp sách, lấy chồng đại gia dọn về khu Thảo Điền mà ai cũng trầm trồ. Nhà bạn như cái lâu đài, có cả một vườn cây kiểng. Nghe đâu, chồng bạn đem về từ miền Trung, miền Bắc cả một vườn cây rừng quý hiếm, thuê hẳn 2 ông chăm sóc cây chuyên nghiệp, hàng ngày cắt cắt tỉa tỉa… Nghe tưởng ham mà chẳng dám ham. Có lần hai vợ chồng đi vắng, bọn trộm chuốc thuốc mê người giúp việc rồi vào khiêng đi mấy chậu kiểng quý. Cả nhà bạn tôi náo loạn, chồng bạn tiếc cây, tiếc của, tiếc công, trách móc, xào xáo cả gia đình vài tháng trời. Giờ cây nào cũng có cái xích to nhỏ vào mấy cái cột xi măng; rồi camera, cảm ứng không thiếu món gì… Chơi cây, chơi vườn đôi khi cũng khổ!

Còn với nhà nghèo, gần nghèo hay trung bình như tụi tôi, có cái vườn trong nhà nghe ra cũng có khối chuyện vui. Xóm lao động thôi, nên nhà nào có cây gì mới, hoa nào thắm là trong xóm, mấy bà đi chơi ngang qua cũng dừng lại khen ngợi; cây mai nhỏ năm nay nở từ mùng 1 tới mùng 10 chưa tàn… Xóm nhỏ, nghèo thôi, nhưng quanh chuyện cái vườn cũng đủ thứ chuyện để nói.

Giờ nhiều gia đình tiền bạc vừa phải, chọn mấy căn chung cư nhỏ là vừa tầm. Dĩ nhiên, không phải ai cũng có điều kiện mua căn penthouse to đùng, có thể thiết kế cả vườn treo í chứ. Nhà nhỏ thì chưng bông, trồng hoa nho nhỏ thôi, vậy mà vui cửa vui nhà, vui cả chuyện vợ - chuyện chồng khi bữa cơm còn thêm khoản: “Hôm nay anh tưới cây cho em chưa? Rau này là hái ngoài ban công hả vợ yêu?”…

Vườn trong nhà, một nét đặc trưng ở mảnh đất này, nơi mà từ đó, có những câu chuyện đẹp, ý tưởng hay và có cả thứ để gắn kết tình cảm gia đình…

 

Theo CAO ĐĂNG (SGGPO)

 

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

(GLO)- Sáng 20-11, đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Võ Thị Bảo Ngân-Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh làm Trường đoàn đã giám sát 2 thôn, làng của xã Chư Don và làm việc với UBND huyện Chư Pưh về công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.