Biến gốc cây cà phê thành đồ mỹ nghệ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ chỗ tưởng chừng như bỏ đi, những gốc cây cà phê đã được người dân xã Bờ Ngoong (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ hữu ích, độc đáo.
Thời gian gần đây, ông Lê Văn Sâm (thôn Đồng Tâm) dành sự quan tâm tới những món đồ gỗ mỹ nghệ được chế tác từ gốc cà phê. Ông cho biết, trong một lần cùng gia đình tái canh vườn cà phê, thấy nhiều gốc cà phê đẹp, ông liền nghĩ tới ý tưởng sẽ biến thành các đồ trang trí trong nhà. Từ đó, ông vệ sinh sạch sẽ các gốc cây rồi nhờ thợ mộc chế tác theo ý tưởng của mình.
Cũng từ đây, ông Sâm bắt đầu “săn lùng” những gốc cà phê có dáng thế đẹp, lạ. Có gốc ông mua với giá 200-500 ngàn đồng. Đến nay, ông có tổng cộng hơn 30 sản phẩm, chủ yếu là lộc bình. “Sản phẩm được làm từ gốc cà phê cũng rất đẹp và lạ”-ông Sâm cho hay.
Anh Quách Văn Lâm (xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê) giới thiệu về những chiếc lộc bình làm bằng gốc cà phê. Ảnh: Nhật Hào
Anh Quách Văn Lâm (xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê) giới thiệu về những chiếc lộc bình làm bằng gốc cà phê. Ảnh: Nhật Hào
Tương tự, anh Quách Văn Lâm (cùng thôn Đồng Tâm) cũng thường xuyên sưu tầm các gốc cà phê đẹp rồi về nhờ thợ mộc chế tác theo ý tưởng của mình. Anh cho hay: "Đồ gỗ được làm từ gốc cây cà phê ít tốn kém hơn nhiều so với các loại gỗ khác. Bên cạnh đó, nhiều gốc cà phê già cỗi được người dân nhổ bỏ để tái canh có sẵn thế đẹp, lại nhiều nu nên không phải kỳ công chạm trổ. Hầu hết các sản phẩm chi phí chỉ khoảng 200-500 ngàn đồng. Vì vậy, tôi vẫn đang sưu tầm các loại gốc cây cà phê có dáng thế đẹp để làm thêm nhiều đồ trang trí và sinh hoạt khác”.
Anh Hoàng Văn Thạch (thôn Đoàn Kết) cũng đã sở hữu 1 bộ bàn ghế, 1 bình hoa và vài đồ trang trí trong nhà. Kể về bộ bàn ghế làm bằng gỗ cà phê mà mình tâm đắc nhất, anh Thạch cho biết: Anh phải mất gần 3 tháng mới hoàn thành sản phẩm. Sau khi thấy nhiều gốc cà phê đẹp, anh nảy ra ý tưởng mang về để dùng làm bàn ghế. Đặc biệt, tay ghế, lưng ghế được khắc thành hình đầu các con vật rất độc đáo. Riêng mặt bàn và mặt ghế, anh dùng gỗ sao vì đường kính rộng hơn và gỗ cũng bền hơn.
“Gỗ cà phê không có lõi nên không chắc bằng các loại gỗ khác. Vì vậy, tôi đã ngâm chúng vào nước vôi khoảng hơn 1 tháng để chống mối mọt. Sau khi hoàn thành, tôi bảo quản trong nhà, tránh bị ướt hoặc ẩm mốc”-anh Thạch chia sẻ.
Anh Hoàng Văn Thạch (xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê) bên bộ bàn ghế và những bình hoa làm bằng gốc cà phê. Ảnh: Nhật Hào
Anh Hoàng Văn Thạch (xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê) bên bộ bàn ghế và những bình hoa làm bằng gốc cà phê. Ảnh: Nhật Hào
Anh Trương Quốc Tịnh-một thợ mộc tại thôn Đồng Tâm-cho biết: “Ưu điểm của gỗ cà phê là có sẵn nhiều nu và dáng thế đẹp nên quá trình tạo dáng khá đơn giản. Ngoài bàn ghế và lộc bình thì những sản phẩm còn lại chỉ cần mất khoảng vài ngày là làm xong”-anh Tịnh chia sẻ. 
NHẬT HÀO

Có thể bạn quan tâm

Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)- Với sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của người dân, xã Chư Băh (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo, phấn đấu không còn hộ nghèo vào năm 2025.
Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

(GLO)- Thời gian đã nhuộm màu mái tóc, song ký ức của một thời xếp bút nghiên lên đường chiến đấu vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những người lính già. Sau 49 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, họ vẫn nhắc nhớ về những tháng ngày gian khổ mà rất đỗi tự hào.

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

(GLO)- Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, bộ mặt thôn làng ở TP. Pleiku đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Bình yên làng Lơ Pơ

Bình yên làng Lơ Pơ

(GLO)- Nằm sâu giữa đại ngàn Trường Sơn, làng Lơ Pơ (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn còn giữ vẻ bình yên đến lạ. Để vào được làng, du khách phải men theo nhiều đoạn đường đất uốn lượn rồi vượt qua những con đường mòn vắt vẻo giữa đồi núi quanh co.

Hội chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ya Hội: Cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm

Hội chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ya Hội: Cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm

(GLO)-

Ngày 25 và 26-4, tại sân vận động xã Ya Hội (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) diễn ra hội chợ-giao lưu văn hóa, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là cơ hội để người dân giới thiệu, quảng bá văn hóa và sản phẩm của địa phương.

Ngành Y tế Gia Lai đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Ngành Y tế Gia Lai đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)- Ngày 26-4, Sở Y tế Gia Lai tổ chức hội nghị đánh giá các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh đối với các hoạt động thuộc lĩnh vực Y tế-Dân số năm 2023 và kế hoạch triển khai thực hiện năm 2024; triển khai kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2026-2030.
Kông Chro tiếp nhận 489 đơn vị máu an toàn

Kông Chro tiếp nhận 489 đơn vị máu an toàn

(GLO)-

Ngày 26-4, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Kông Chro phối hợp với Khoa Huyết học-Truyền máu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 1 năm 2024.

Rác thải điện tử về đâu?

Rác thải điện tử về đâu?

(GLO)- Trong khi cả thế giới đang loay hoay với cuộc chiến chống rác thải nhựa, rác thải thời trang thì một mối nguy khác đang ập tới, đó là rác thải điện tử.
Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

(GLO)- Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Chư Prông chú trọng, phát động thường xuyên. Đến nay, huyện có trên 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi năm 2024.