Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, bộ mặt thôn làng ở TP. Pleiku đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Thôn làng khởi sắc

Hệ thống đường giao thông của làng Bong Phrâo (xã An Phú) hiện đã được xây dựng, nâng cấp rộng rãi, khang trang và sạch sẽ. Nhiều tuyến đường rực rỡ sắc màu của các loại hoa giấy, hoa mười giờ, hoa ngũ sắc do hội viên phụ nữ, thanh niên trong làng trồng và chăm sóc. Các công trình cơ sở hạ tầng khác như nhà văn hóa, sân thể thao, hệ thống cấp nước sạch, đèn đường chiếu sáng… cũng được đầu tư hoàn thiện. Nhà cửa của người dân ngày càng khang trang, kiên cố. Đó là thành quả của việc thực hiện chương trình xây dựng NTM tại làng trong những năm qua.

Đường vào làng Bong Phrâo (xã An Phú, TP. Pleiku) khang trang, sạch đẹp. Ảnh: K.N

Đường vào làng Bong Phrâo (xã An Phú, TP. Pleiku) khang trang, sạch đẹp. Ảnh: K.N

Ông Ơn-Trưởng thôn Bong Phrâo-cho biết: Làng đã được công nhận đạt chuẩn NTM vào năm 2021. Hiện nay, làng có 146 hộ với gần 700 khẩu, trong đó, hơn 95% là người Jrai. Những năm qua, nhờ sự tuyên truyền, vận động của chính quyền địa phương, người dân trong làng đã đoàn kết, cố gắng vươn lên bằng cách áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp để phát triển kinh tế gia đình. Hiện 97% lao động chính trong làng có việc làm ổn định. Thu nhập bình quân đạt hơn 41 triệu đồng/người/năm. Làng hiện chỉ còn 5 hộ nghèo theo tiêu chí mới.

Còn tại xã Tân Sơn, sau khi làng Têng 2 được công nhận đạt chuẩn NTM, xã đang tiếp tục phấn đấu có thêm làng Têng 1 đạt chuẩn NTM. Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Tuyên cho hay: “Toàn xã có 1.479 hộ với 6.118 khẩu phân bố ở 3 thôn, 2 làng. Tỷ lệ người DTTS chiếm gần 30% dân số của xã. Người dân chủ yếu làm nông nghiệp; một số ít thì kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ. Những năm qua, người dân sống hòa thuận, đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và hương ước, quy ước của khu dân cư. Chúng tôi triển khai xây dựng NTM đảm bảo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng”. Bên cạnh sự đầu tư hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thì xã đã phát huy tốt nội lực của cộng đồng dân cư trong xây dựng NTM”. Cũng theo ông Tuyên, qua tuyên truyền, vận động, người dân đã phát huy tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Hiện thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 48,5 triệu đồng/năm.

Hệ thống giao thông trên địa bàn xã Tân Sơn (TP. Pleiku) được đầu tư, nâng cấp, ngày càng hoàn thiện, góp phần trong xây dựng nông thôn mới. Ảnh: H.D

Hệ thống giao thông trên địa bàn xã Tân Sơn (TP. Pleiku) được đầu tư, nâng cấp, ngày càng hoàn thiện, góp phần trong xây dựng nông thôn mới. Ảnh: H.D

Theo thông tin từ UBND TP. Pleiku, sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, diện mạo nông thôn và đời sống của đồng bào DTTS trên địa bàn đã có nhiều thay đổi. Đến nay, thành phố đã có 9 làng đồng bào DTTS được công nhận đạt chuẩn NTM gồm: Bong Phrâo (xã An Phú), Wâu, Chuet Ngol, Mơ Nú (xã Chư Á), Ia Nueng, Phung (xã Biển Hồ), Têng 2 (xã Tân Sơn), Nhao I, Nhao II (xã Ia Kênh).

Hướng tới NTM thông minh

Thành phố Pleiku có 14 phường và 8 xã với 175 thôn, làng, tổ dân phố, trong đó có 37 làng đồng bào DTTS. Ông Trần Tấn Quang-Phó Trưởng phòng Kinh tế TP. Pleiku-cho biết: “Với mục đích nâng cao chất lượng các tiêu chí của xã đã đạt chuẩn NTM, xây dựng các làng đồng bào DTTS thành các khu dân cư có cảnh quan, môi trường sáng-xanh-sạch-đẹp; gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống, thành phố đã triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là người đứng đầu đã xác định rõ trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ phụ trách công tác xây dựng làng NTM trong đồng bào DTTS, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên”.

Việc huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhằm hỗ trợ đồng bào DTTS nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn tại các địa phương và thôn, làng xây dựng làng NTM đã phát huy hiệu quả. Đặc biệt, các địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động về chương trình xây dựng NTM nhằm phát huy tối đa vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng khu dân cư phát triển toàn diện, bảo đảm an ninh trật tự.

Con đường khang trang vào làng Têng 2 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku). Ảnh: H.D

Con đường khang trang vào làng Têng 2 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku). Ảnh: H.D

Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Kế hoạch số 1362/KH-UBND ngày 5-5-2023 về việc thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh giai đoạn 2021-2025. Mục tiêu của Kế hoạch là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng NTM nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn và thành thị.

Hơn 6 năm qua, toàn thành phố đã huy động được gần 77 tỷ đồng để triển khai xây dựng làng NTM. Trong đó, vốn trực tiếp từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM gần 1,3 tỷ đồng; vốn ngân sách thành phố 3,5 tỷ đồng; vốn ngân sách xã gần 39 tỷ đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án gần 25 tỷ đồng; người dân đóng góp gần 8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các địa phương đã huy động được gần 1.550 ngày công để tu sửa, nâng cấp đường giao thông nông thôn, làm nhà rông văn hóa, nhà ở và các công trình phụ trợ khác. Người dân cũng đã hiến 22.473 m2 đất ở, đất vườn để làm nhà sinh hoạt cộng đồng, hội trường thôn, đường giao thông nông thôn.

“Quả ngọt” sau nhiều năm triển khai xây dựng làng NTM ở Pleiku là nhận thức của người dân được nâng lên; hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn được đầu tư ngày càng hoàn thiện; thu nhập của người dân từng bước được nâng cao; đời sống tinh thần được chú trọng; tình hình an ninh trật tự được giữ ổn định.

“Thành phố tiếp tục tập trung huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị để việc xây dựng làng NTM trong vùng đồng bào DTTS trở thành một phong trào toàn dân. Việc phân công nhiệm vụ phụ trách từng phần việc trong triển khai xây dựng làng NTM gắn với công tác thi đua-khen thưởng và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Hiện có 2 làng đang trình UBND thành phố xem xét, công nhận đạt chuẩn NTM năm 2023 là làng C của xã Gào và làng Têng 1 của xã Tân Sơn”-ông Quang cho hay.

Có thể bạn quan tâm

Tăng tốc xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tăng tốc xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Tính đến ngày 4-5, toàn tỉnh Gia Lai đã khởi công xây dựng, sửa chữa 6.712 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình chính sách, người có công, đạt 82,31% kế hoạch. Hàng ngàn căn nhà tạm bợ được thay thế bằng những nhà khang trang, mở ra hy vọng mới cho nhiều gia đình.

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(GLO)- Tháng 10-1976, giữa thời điểm đất nước còn ngổn ngang tàn tích chiến tranh, đoàn cán bộ kỹ thuật gồm 40 người từ Thanh Hóa được điều động vào tỉnh Gia Lai-Kon Tum mang theo tri thức, nhiệt huyết và sứ mệnh góp phần tái thiết cuộc sống cho những vùng quê.

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang. Ảnh: An Phát

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành "những cánh chim đầu đàn" trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.

Nhiều hộ ở Mang Yang thoát nghèo nhờ hỗ trợ mô hình sinh kế

Mô hình sinh kế tiếp sức người nghèo vươn lên

(GLO)- Từ các mô hình sinh kế do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện triển khai đã giúp nhiều hộ nghèo thay đổi tư duy sản xuất, chủ động phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

(GLO)- Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai (Sở Nội vụ) thông tin, ngày 6-5 tại Sàn giao dịch việc làm (20 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) sẽ tổ chức Hội chợ việc làm hỗ trợ cho lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và thực tập sinh tại Nhật Bản theo chương tình IM Japan về nước .

73 triệu người châu Phi thiếu lương thực trầm trọng

73 triệu người châu Phi thiếu lương thực trầm trọng

(GLO)- Ngày 29/4,Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Cơ quan Phát triển Liên chính phủ (IGAD) khu vực Đông Phi công bố báo cáo số người đang phải trải qua tình trạng thiếu lương thực ở khu vực Đông và Trung châu Phi đã tăng lên 73 triệu người vào tháng 4.

Tài xế xe buýt ở Hàn Quốc biểu tình “làm việc theo quy định” sau đổ vỡ đàm phán tiền lương

Tài xế xe buýt ở Hàn Quốc biểu tình “làm việc theo quy định” sau đổ vỡ đàm phán tiền lương

(GLO)- Rạng sáng 30-4, các tài xế xe buýt thuộc Công đoàn xe buýt Seoul (Hàn Quốc) đã bắt đầu cuộc biểu tình “làm việc theo quy định” sau khi các cuộc đàm phán về tiền lương bị đổ vỡ vào phút chót bị đổ vỡ. Cuộc biểu tình này có khả năng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xe buýt tại thủ đô nước này.