Ngành Y tế Gia Lai đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 26-4, Sở Y tế Gia Lai tổ chức hội nghị đánh giá các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh đối với các hoạt động thuộc lĩnh vực Y tế-Dân số năm 2023 và kế hoạch triển khai thực hiện năm 2024; triển khai kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2026-2030.

Dự hội nghị có lãnh đạo Sở Y tế, đại diện các phòng chuyên môn của Sở Y tế, các đơn vị trực thuộc và 17 Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nắm bắt tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh đối với các hoạt động thuộc lĩnh vực Y tế-Dân số năm 2023; trao đổi các khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân các hoạt động triển khai không đạt theo kế hoạch đề ra; triển khai kế hoạch hoạt động các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh đối với các hoạt động thuộc lĩnh vực Y tế-Dân số năm 2024. Ngoài ra, các đại biểu đề xuất các giải pháp để thực hiện các nội dung của từng chương trình MTQG năm 2024; triển khai kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2026-2030.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Như Nguyện

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Như Nguyện

Theo Sở Y tế Gia Lai, đối với chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (2021-2025): Sở được giao triển khai Dự án 7: “Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng-chống suy dinh dưỡng trẻ em”. Các nhiệm vụ chính: Hoạt động can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và cho con bú, trẻ em 0-16 tuổi; Hoạt động về truyền thông dinh dưỡng; hoạt động về kiểm tra, giám sát, khảo sát, đánh giá thực hiện.

Đối với chương mục tiêu giảm nghèo, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025: Sở Y tế được giao triển khai Tiểu Dự án 2 thuộc Dự án 3 (cải thiện dinh dưỡng). Nhiệm vụ thực hiện: Hoạt động can thiệp phòng-chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và cho con bú, trẻ em 0-16 tuổi; hoạt động về truyền thông dinh dưỡng; Hoạt động về kiểm tra, giám sát, khảo sát, đánh giá thực hiện.

Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Sở Y tế được cấp thẩm quyền giao thực hiện chương trình đầu tư và phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn tỉnh Gia Lai. Đây là chương trình có vốn vay nước ngoài (ADB) kết hợp với ngân sách chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Chương trình gồm 2 Hợp phần: Hợp phần I-xây dựng 18 trạm y tế xã (do Sở Y tế làm chủ đầu tư); Hợp phần II-nâng cao năng lực y tế (do Bộ Y tế làm chủ đầu tư, triển khai các nội dung thực hiện đến tỉnh).

Ông Lý Minh Thái-Giám đốc Sở Y tế Gia Lai phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Như Nguyện

Ông Lý Minh Thái-Giám đốc Sở Y tế Gia Lai phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Như Nguyện

Trong quá trình triển khai các chương trình, ngành Y tế tỉnh còn gặp một số khó khăn nhất định làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện. Nhằm đảm bảo các chỉ tiêu đề ra, ông Lý Minh Thái-Giám đốc Sở Y tế tiếp tục quán triệt toàn ngành Y tế về mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ của các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025, huy động lực lượng cán bộ y tế (từ các đơn vị tuyến tỉnh đến các trung tâm y tế và trạm y tế xã) tham gia thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Ngoài ra, toàn ngành tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình MTQG; tổ chức triển khai đồng bộ và có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của từng chương trình, đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả; tránh đầu tư dàn trải, chồng chéo. Phấn đấu giải ngân cao vốn thực hiện các chương trình MTQG theo kế hoạch cấp thẩm quyền giao. Đẩy mạnh công tác phối hợp hoạt động giữa các sở, ngành, đơn vị trong việc triển khai thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn. Tích cực chia sẻ, trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm với các tỉnh có kết quả triển khai thực hiện tốt để có giải pháp phù hợp tình hình thực tiễn và đặc thù của tỉnh. Tiếp tục rà soát, theo dõi, nắm bắt, hướng dẫn kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các đơn vị, báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý những nội dung vượt thẩm quyền.

Nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả các chương trình MTQG trong thời gian tới, Sở Y tế đề xuất: Bộ Y tế, Bộ Tài chính có hướng dẫn bổ sung về mức chi cho cộng tác viên dinh dưỡng. Đề nghị Trung ương có hướng dẫn cụ thể việc thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ chương trình MTQG thông qua việc sử dụng vốn của nhiều chương trình dự án để thực hiện hoạt động có cùng mục tiêu, nội dung và được thực hiện trên cùng một địa bàn đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả, tránh chồng chéo, trùng lặp, thất thoát, lãng phí. Các Bộ, ngành, Trung ương cần thu thập ý kiến của các tỉnh về khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện các chương trình MTQG, đặc biệt đối với lĩnh vực Y tế-Dân số để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương cần sớm có các văn bản hướng dẫn kịp thời về thực hiện Luật đấu thầu 2023 và hoàn thiện phần mềm mua sắm công nhằm đảm bảo công tác đấu thầu để đảm bảo hàng hóa phục vụ công tác khám, chữa bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.