Đề xuất mức lương tối thiểu vùng sau sáp nhập tỉnh thành

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ Nội vụ xây dựng danh mục địa bàn cấp xã áp dụng lương tối thiểu vùng mới theo 4 vùng quy định tại Nghị định số 74/2024 của Chính phủ sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã.

Bộ Nội vụ vừa gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định của Chính phủ về phân cấp, phân quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nội vụ.

Theo tờ trình của Bộ Nội vụ, dự thảo Nghị định quy định về phân cấp, xác định thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nội vụ, gồm: Chính quyền địa phương; lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội; việc làm, an toàn, vệ sinh lao động; người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tổ chức hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ; người có công...

Theo đó, danh sách các vùng sẽ được điều chỉnh theo danh sách các đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh mới sau sắp xếp.

Hiện nay, Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo Nghị định số 74/2024, áp dụng từ ngày 1/7/2024 đến nay.

Cụ thể, mức lương tối thiểu tháng vùng I là 4.960.000 đồng/tháng; vùng II là 4.410.000 đồng/tháng; vùng III là 3.860.000 đồng/tháng, vùng IV là 3.450.000 đồng/tháng.

Mức lương tối thiểu giờ vùng I là 23.800 đồng/giờ; vùng II là 21.200 đồng/giờ; vùng III là 18.600 đồng/giờ; vùng IV là 16.600 đồng/giờ.

Bộ Nội vụ đề nghị Chính phủ ban hành Nghị định trong tháng 6 và có hiệu lực kể từ ngày 1/7 để phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng và thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Theo tờ trình của Bộ Nội vụ, tại TP. Hà Nội, TPHCM áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2025 như sau:

Cụ thể, tại TP Hà Nội mức lương tối thiểu vùng II, gồm các xã: Phượng Dực, Chuyên Mỹ, Đại Xuyên, Vân Đình, Ứng Thiên, Hòa Xá, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Hồng Sơn, Phúc Sơn, Hương Sơn, Minh Châu, Quảng Oai, Vật Lại, Cổ Đô, Bất Bạt, Suối Hai, Ba Vì, Yên Bài, Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn, Đan Phượng; Mức lương tối thiểu vùng I gồm các xã, phường còn lại.

Tại TP.HCM mức lương tối thiểu vùng III gồm các xã: Ngãi Giao, Bình Giã, Kim Long, Châu Đức, Xuân Sơn, Nghĩa Thành, Hồ Tràm, Xuyên Mộc, Hòa Hội, Bàu Lâm, Phước Hải, Long Hải, Đất Đỏ, Long Điền và đặc khu Côn Đảo.

Mức lương tối thiểu vùng II gồm các xã: Bình Khánh, An Thới Đông, Cần Giờ và các phường: Phước Thắng, Bà Rịa, Long Hương, Tam Long; Mức lương tối thiểu vùng I gồm các xã, phường còn lại...

Theo Phan Thiên (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Áp lực nghề điều dưỡng

Áp lực nghề điều dưỡng

(GLO)- Với tinh thần tận tụy, đội ngũ điều dưỡng viên đã góp phần giúp bệnh nhân nhanh phục hồi sức khỏe. Thế nhưng, trước áp lực công việc và vấn nạn bạo hành y-bác sĩ, họ không khỏi lo lắng, tâm tư với nghề mình đã chọn.

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

(GLO)- Khác với những phiên giao dịch việc làm thông thường, Hội chợ việc làm diễn ra tại TP. Pleiku ngày 6-5 do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) tổ chức là cầu nối mở ra cơ hội mới cho người đi xuất khẩu lao động trở về nước.

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

(GLO)- Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai (Sở Nội vụ) thông tin, ngày 6-5 tại Sàn giao dịch việc làm (20 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) sẽ tổ chức Hội chợ việc làm hỗ trợ cho lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và thực tập sinh tại Nhật Bản theo chương tình IM Japan về nước .

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Nghề giặt ủi thời hiện đại

Nghề giặt ủi thời hiện đại

(GLO)- Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, hiện nay, nghề giặt ủi truyền thống không chỉ gói gọn trong việc giặt hấp đồ dùng, quần áo mà còn mở rộng dịch vụ làm sạch vật dụng, phụ kiện theo nhu cầu của khách hàng.