Phụ nữ Pleiku huy động hơn 2.000 ngày công giúp nhau phát triển kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 23-5, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ X (mở rộng) nhằm sơ kết công tác Hội và phong trào phụ nữ 6 tháng đầu năm, đồng thời triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Trong 6 tháng qua, Hội LHPN TP. Pleiku đã tập trung lãnh đạo triển khai các phong trào thi đua, cuộc vận động và nhiệm vụ trọng tâm, đạt nhiều kết quả rõ nét. Nổi bật là phong trào “Xây dựng người phụ nữ Pleiku thời kỳ mới” gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thực hiện Đề án 938 và các cuộc vận động như “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Các cấp Hội đã trao tặng 8.300 cây giống, hỗ trợ 2 con heo giống, cho vay không lãi tổng cộng 38 triệu đồng; giới thiệu việc làm, dạy nghề cho 148 hội viên; huy động hơn 2.000 ngày công lao động giúp nhau phát triển kinh tế. Mô hình “Biến rác thải nhựa thành tiền” tiếp tục được duy trì hiệu quả, tạo nguồn quỹ hỗ trợ phụ nữ khó khăn.

anh-1.jpg
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Bá Bính

Phong trào “Ngày chủ nhật xanh-sạch-đẹp” được các cấp Hội duy trì thường xuyên với hơn 6.000 hội viên tham gia dọn vệ sinh, chăm sóc con đường hoa tự quản, treo cờ Tổ quốc vào các ngày lễ, Tết. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cũng được tổ chức sôi nổi, thu hút trên 20.000 lượt hội viên tham gia. 100% cơ sở Hội đã đăng ký công trình hoặc phần việc xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Hội tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh và Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai để giải ngân vốn vay cho hội viên. Mô hình “Tiết kiệm vốn xoay vòng” tiếp tục được duy trì hiệu quả.

Tại hội nghị, các đại biểu đã chia sẻ tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, hội viên phụ nữ trong bối cảnh địa phương chuẩn bị thực hiện chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính. Trên tinh thần kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được, các đại biểu tập trung thảo luận, đề xuất nhiều giải pháp thiết thực nhằm tiếp tục củng cố tổ chức Hội, giữ vững sự đoàn kết, gắn bó trong hội viên.

Đặc biệt, các đại biểu thống nhất đẩy mạnh các mô hình tiết kiệm, giúp nhau phát triển kinh tế, chăm lo thiết thực cho hội viên trong quá trình chuyển đổi địa giới hành chính; bảo đảm hoạt động Hội tiếp tục lan tỏa, bền vững trong điều kiện mới.

Ngoài ra, Hội sẽ triển khai giải ngân 300 triệu đồng từ Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ nghèo thành phố” cho 60 hội viên phụ nữ nghèo thuộc 18 chi hội, nhằm tạo điều kiện để các hội viên có thêm nguồn vốn phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm

Giữ vị chè Truồi

Giữ vị chè Truồi

Làng Truồi (đoạn thuộc xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, thành phố Huế), bát nước chè trong veo chứa đựng từng giọt tinh túy của đất trời. Không để hương vị đặc trưng của chè Truồi bị lãng quên, các nông hộ nơi đây đang mở ra hướng đi đột phá cho loại đặc sản này.

Tái chế đến tái sinh

Tái chế đến tái sinh

Tại một xưởng nhỏ nằm sâu trong vùng ngoại ô Bình Định, tiếng nói cười rộn ràng luôn tràn ngập giữa không gian xanh mát của cây trái tạo nên một không khí đầy sức sống.

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

(GLO)- Vào mùa khô, Trường Mẫu giáo 2/9 (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại chật vật vì thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Có một hệ thống nước sạch ổn định để đảm bảo điều kiện sinh hoạt, học tập là mong mỏi bấy lâu của cô và trò ở ngôi trường vùng biên này.

Đức Cơ: Tôn vinh 21 tập thể, cá nhân điển hình trong các phong trào thi đua giai đoạn 2020-2025

Phụ nữ huyện Đức Cơ tích cực học tập và làm theo lời Bác

(GLO)- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thường xuyên của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đức Cơ. Qua đó, xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ nỗ lực vượt khó, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc và lan tỏa điều tốt đẹp trong cộng đồng. 

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Suốt nhiều năm chìm trong bóng tối của cách trở và thiếu thốn, làng Canh Tiến (xã Canh Liên, huyện Vân Canh) từng là một trong những "vùng trắng" điện lưới hiếm hoi còn sót lại ở Bình Định.