Tiền lương tối thiểu vùng được xác lập dựa trên các yếu tố nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tiền lương tối thiểu vùng theo tháng hiện nay cao nhất ở vùng 1 với mức 4,68 triệu đồng và thấp nhất ở vùng 4 với 3,25 triệu đồng. Dự kiến từ ngày 1.7, mức này sẽ tăng lên 6%. Nhưng lương tối thiểu được xác lập và điều chỉnh dựa trên các yếu tố nào?

8 yếu tố điều chỉnh lương tối thiểu vùng

Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng và được Chính phủ công bố dựa trên khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Hiện nay, theo quy định, mức lương này được điều chỉnh dựa trên 8 yếu tố chính, gồm:

Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ

- Tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường

- Chỉ số giá tiêu dùng

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế

- Quan hệ cung - cầu lao động

- Việc làm và thất nghiệp

- Năng suất lao động

- Khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Trong đó, căn cứ quy định của bộ luật Lao động và phương pháp theo khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế, Hội đồng Tiền lương quốc gia sẽ xác định mức sống tối thiểu của người lao động.

Mức sống này phải đảm bảo cho người lao động có thể chi trả được các khoản phí cơ bản nhất về chi phí lương thực, thực phẩm đảm bảo cung cấp đủ lượng kcal cần thiết (2.300 kcal/ngày/người); các chi phí đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng tối thiểu cho giáo dục, y tế, nhà ở, năng lượng, chất đốt, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, giao thông đi lại, giải trí, trang phục quần áo, thiết bị phục vụ sinh hoạt, các khoản đóng góp, chi khác.

Ngoài ra, mức sống còn tính chi phí nuôi con, được xác định trên quy mô hộ gia đình Việt Nam 4 người, trong đó mỗi người lao động nuôi được 1 con.

Dự kiến từ ngày 1.7, mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng lên 6%

Dự kiến từ ngày 1.7, mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng lên 6%

Trên cơ sở phương pháp đã nêu, Hội đồng Tiền lương quốc gia xác định mức sống tối thiểu của người lao động và rà soát, cập nhật định kỳ 2 năm/lần, theo kết quả điều tra mức sống dân cư do Tổng cục Thống kê (Bộ KH-ĐT) công bố.

Năm 2022, mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ được xác định cao nhất là hơn 4,5 triệu đồng/người/tháng ở vùng 1 và thấp nhất là 3,05 triệu đồng/người/tháng ở vùng 4.

Nếu tính trên quy mô hộ gia đình 4 người, thì tổng mức sống tối thiểu ở vùng 1 là 9,02 triệu đồng/tháng/hộ và vùng 4 là 6,034 triệu đồng/tháng/hộ.

Cũng trong năm này, dựa trên khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2022/NĐ-CP2 điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng bình quân 6%, thực hiện từ ngày 1.7.2023 cho đến nay. Theo đó, các mức lương tối thiểu tương ứng theo vùng, vùng 1 là 4,68 triệu đồng, vùng 2 là 4,16 triệu đồng, vùng 3 là 3,64 triệu đồng, vùng 4 là 3,25 triệu đồng.

Căn cứ các yếu tố, cuối năm 2023, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã họp và thống nhất khuyến nghị với Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu 6%, áp dụng từ ngày 1.7.2024.

Dự kiến, vùng 1 tăng lên 4,96 triệu đồng/tháng (tăng thêm 280.000 đồng); vùng 2 tăng lên 4,41 triệu đồng/tháng (tăng 250.000 đồng); vùng 3 tăng lên 3,86 triệu đồng/tháng (tăng 220.000 đồng); vùng 4 tăng lên 3,45 triệu đồng/tháng (tăng 200.000 đồng).

Mức lương tối thiểu không phải là mức lương đủ sống

Cần lưu ý rằng mức lương tối thiểu không phải là mức lương đủ sống. Theo quy định hiện nay, mức lương tối thiểu (minimum wage) là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường. Nói cách khác, đây là mức sàn thấp nhất làm căn cứ để thỏa thuận tiền lương giữa người lao động với đơn vị sử dụng lao động.

Trong khi đó, lương đủ sống (living wage) chưa được quy định tại văn bản pháp quy nào của Việt Nam. Thông qua các định nghĩa của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Liên minh Lương đủ sống toàn cầu (Global Living Wage)… thì lương đủ sống là mức lương bảo đảm mức sống tử tế cho người lao động và gia đình họ.

Nói cách khác, lương tối thiểu chỉ để người lao động tồn tại được và nhằm ngăn chặn tình trạng bóc lột sức lao động; còn lương đủ sống hướng đến một cuộc sống thịnh vượng hơn.

Có thể bạn quan tâm

Tinh gọn chính mình

Tinh gọn chính mình

Đang diễn ra một cuộc “nhảy việc” tập thể, đúng hơn là chuyển việc/mất việc/nghỉ việc chưa có tiền lệ tại nhiều cấp, nhiều ban ngành, cả với không ít cơ quan báo chí, xuất bản từ trung ương tới địa phương.

Thước đo sự hài lòng

Thước đo sự hài lòng

UBND tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức công bố chỉ số cải cách hành chính của các sở, ngành, qua đó cho thấy nhiều cơ quan trong tỉnh đã có nhiều cố gắng, nỗ lực cải cách chỉ số năng lực cạnh tranh để phục vụ người dân.