Hội chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ya Hội: Cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-

Ngày 25 và 26-4, tại sân vận động xã Ya Hội (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) diễn ra hội chợ-giao lưu văn hóa, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là cơ hội để người dân giới thiệu, quảng bá văn hóa và sản phẩm của địa phương.

Hội chợ-giao lưu văn hóa, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS và MN) do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đak Pơ phối hợp với Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện và UBND xã Ya Hội tổ chức.

Tham gia hội chợ, các xã, thị trấn trưng bày, giới thiệu nhiều sản phẩm nông sản của địa phương. Ảnh: Ngọc Minh

Tham gia hội chợ, các xã, thị trấn trưng bày, giới thiệu nhiều sản phẩm nông sản của địa phương. Ảnh: Ngọc Minh

Hội chợ có 8 gian hàng của các làng thuộc xã Ya Hội và 10 gian hàng của các xã: Yang Bắc, Phú An, An Thành, Hà Tam và thị trấn Đak Pơ. Cùng với trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản của địa phương, các gian hàng bố trí không gian trong gian hàng cho các nghệ nhân, người giàu kinh nghiệm trình diễn các hoạt động của nghề truyền thống như: Đan lát, dệt thổ cẩm, tạc tượng nhà mồ nhằm bảo tồn và phát huy các ngành nghề truyền thống của buôn làng.

Treo thêm bộ váy thổ cẩm lên dây, bà Đinh Thị Đáp (làng Kuk Đak, xã An Thành) cho biết: Bà vinh dự được xã chọn tham gia trình diễn dệt thổ cẩm tại hội chợ. Bên cạnh chọn những bộ váy áo thổ cẩm đẹp, tâm đắc giới thiệu tới du khách, bà mang theo khung cửi, sợi bông để trình diễn dệt thổ cẩm. Thành viên trong đoàn chuẩn bị một số sản phẩm của thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ An Thành sản xuất, trồng trọt để mang đến hội chợ như nhãn, na, dừa, trứng gà, tinh dầu sả. Các mặt hàng được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ tươi ngon được khách hàng đánh giá cao.

Bà Đinh Thị Đáp (làng Kuk Đak, xã An Thành, huyện Đak Pơ) trình diễn dệt thổ cẩm tại hội chợ. Ảnh: Ngọc Minh

Bà Đinh Thị Đáp (làng Kuk Đak, xã An Thành, huyện Đak Pơ) trình diễn dệt thổ cẩm tại hội chợ. Ảnh: Ngọc Minh

Nghe huyện Đak Pơ tổ chức hội chợ tại xã Ya Hội, chị Nguyễn Thị Triều (phường Tây Sơn, thị xã An Khê) rủ thêm mấy người bạn trong xóm đến vui chơi và chọn mua: ốc đá, rau dớn, đọt mây, gạo nếp đen. “Các sản phẩm đều tươi ngon. Ngoài mua sắm, chúng tôi còn được xem nghệ nhân trình diễn cồng chiêng, dệt thổ cẩm, thưởng thức một số món ăn độc đáo chỉ ở hội chợ tại xã Ya Hội mới có. Nếu năm sau huyện Đak Pơ tổ chức hội chợ tại xã Ya Hội chúng tôi lại đến”-chị Triều hồ hởi nói.

Anh Triệu Văn Lộc-Bí thư Đoàn xã Ya Hội chia sẻ: Anh được xã phân công phụ trách hỗ trợ làng Groi xây dựng kế hoạch trưng bày giới thiệu sản phẩm tại hội chợ. Sau 2 ngày diễn ra hội chợ, bà con bán được 100 ly nước mía, 30 ly trà tắc, 20 đọt mây, 20 kg ốc đá, 40 kg gạo nếp đen, 10 lít mật ong rừng, 2 ghè rượu, 20 kg đu đủ, bí... Tổng doanh thu qua 2 ngày diễn ra hội chợ được hơn 6,3 triệu đồng.

“Qua hội chợ, người dân đã hiểu hơn về cách thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Không chỉ chủ động chuẩn bị những loại nông sản tự tay trồng trọt, chăn nuôi mà người dân còn kiếm tìm thêm nhiều sản phẩm có sẵn trên địa bàn, làm cho gian hàng đa dạng phong phú. Bán được nhiều hàng hóa người dân vui lắm”-anh Lộc phấn khởi thông tin.

Tại hội chợ, người dân làng Mông nấu món thắng cố, mèn mén, xôi ngũ sắc, gà nướng, óc đậu, cơm lam, rượu bắp. Những món ăn truyền thống được chế biến tại chỗ nóng hổi, bà con bán một phần, còn lại đãi thực khách thưởng thức để mọi người hiểu thêm nét ẩm thực độc đáo của người Mông, đồng thời qua đây để thanh-thiếu niên trong làng trân quý bản sắc văn hóa dân tộc.

“Tôi hy vọng năm sau, huyện, ngành chức năng tiếp tục tổ chức hội chợ để người dân có cơ hội phát huy tiềm năng, lợi thế, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm phát triển sản xuất, quảng bá sản phẩm, nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần người dân”-ông Lý Kim Tuyên-Bí thư Chi bộ, trưởng làng Mông bày tỏ mong muốn.

Hội viên phụ nữ làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) trưng bày giới thiệu sản phẩm khăn, váy áo thổ cẩm. Ảnh: Ngọc Minh

Hội viên phụ nữ làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) trưng bày giới thiệu sản phẩm khăn, váy áo thổ cẩm. Ảnh: Ngọc Minh

Trong khuôn khổ kế hoạch của hội chợ, Ban tổ chức bố trí một số nghệ nhân, hội viên phụ nữ làng Brang Đak Kliết (xã Ya Hội) trình diễn cách làm sợi bông, dệt thổ cẩm; tổ chức các trò chơi dân gian như ném còn, nhảy dây, nhảy bao bố, múa sạp, tạo không khí rộn ràng cho hội chợ.

Trong đêm khai mạc diễn ra các hoạt động biểu diễn văn hóa-văn nghệ; giao lưu, sinh hoạt lửa trại; trình diễn cồng chiêng tạo sự gắn kết, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc anh em trên địa bàn.

Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Ya Hội Dương Thái Thạch cho biết: Toàn xã có 4 làng, hơn 3.000 nhân khẩu; 8 dân tộc anh em sinh sống, người Bahnar chiếm 66%, người dân tộc Mông 22%, còn lại người Kinh, Jrai, Dao, Tày, Nùng. Hội chợ là cơ hội để nhân dân các dân tộc trên địa bàn giao lưu, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm, văn hoá, văn nghệ đặc trưng của dân tộc mình với bạn bè trong và ngoài huyện. Qua đó tạo cơ hội kết nối cung cầu, hợp tác liên kết tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất. Đồng thời cũng là dịp để các dân tộc có cơ hội giao lưu văn hoá, văn nghệ mang bản sắc của dân tộc mình.

Đoàn nghệ nhân, người dân làng Brang Đak Kliết, xã Ya Hội trình diễn cồng chiêng tại hội chợ. Ảnh: Ngọc Minh

Đoàn nghệ nhân, người dân làng Brang Đak Kliết, xã Ya Hội trình diễn cồng chiêng tại hội chợ. Ảnh: Ngọc Minh

Còn ông Nguyễn Công Thư-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đak Pơ thông tin: Hội chợ-giao lưu văn hóa, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và MN được thực hiện theo kế hoạch số 03, Tiểu dự án 2, Dự án 3 “Thúc đẩy khởi sự, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và MN thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng DTTS và MN trên địa bàn huyện Đak Pơ năm 2023. Tổng kinh phí thực hiện 190 triệu đồng cho 2 hội chợ tại xã Ya Hội và xã Yang Bắc.

“Trên cơ sở nguồn kinh phí được giao, Trung tâm xây dựng dự toán, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện hội chợ. Đợt này, hội chợ được tổ chức tại xã Ya Hội diễn ra thành công, thu hút đông đảo người dân trong và ngoài xã đến tham quan, mua sắm, trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa văn nghệ, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS”-ông Thư cho hay.

Dịp này, đại diện tổng phân phối của Công ty TNHH Tập đoàn dinh dưỡng BeOne tại Gia Lai đã tặng 20 suất quà (450 ngàn đồng/suất) cho 20 trẻ suy dinh dưỡng thấp còi trên địa bàn xã Ya Hội.

Dưới đây là một số hình ảnh hội chợ-giao lưu văn hóa, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và MN tại xã Ya Hội.

Một góc không gian lễ cúng truyền thống của người Bahnar ở xã Ya Hội. Ảnh: Ngọc Minh

Một góc không gian lễ cúng truyền thống của người Bahnar ở xã Ya Hội. Ảnh: Ngọc Minh

Thanh-thiếu niên người dân tộc Mông trong trang phục truyền thống tham gia múa sáp tại hội chợ. Ảnh: Ngọc Minh

Thanh-thiếu niên người dân tộc Mông trong trang phục truyền thống tham gia múa sáp tại hội chợ. Ảnh: Ngọc Minh

Đông đảo khách thập phương tham quan, mua sắm nông sản tại hội chợ ở xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Ảnh: Ngọc Minh

Đông đảo khách thập phương tham quan, mua sắm nông sản tại hội chợ ở xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Ảnh: Ngọc Minh

Món thắng cố được người Mông tại xã Ya Hội, huyện Đak Pơ chế biến tại hội chợ quảng bá nền ẩm thực đặc trưng. Ảnh: Ngọc Minh

Món thắng cố được người Mông tại xã Ya Hội, huyện Đak Pơ chế biến tại hội chợ quảng bá nền ẩm thực đặc trưng. Ảnh: Ngọc Minh

Tiết mục văn hóa văn nghệ do hội viên, phụ nữ xã Ya Hội biểu diễn. Ảnh: Lan Anh

Tiết mục văn hóa văn nghệ do hội viên, phụ nữ xã Ya Hội biểu diễn. Ảnh: Lan Anh

Hội chợ-giao lưu văn hóa, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại xã Ya Hội, huyện Đak Pơ diễn ra trong 2 ngày 25 và 26-4 thu hút đông đảo người dân trong và ngoài xã Ya Hội. Ảnh: Lan Anh.

Hội chợ-giao lưu văn hóa, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại xã Ya Hội, huyện Đak Pơ diễn ra trong 2 ngày 25 và 26-4 thu hút đông đảo người dân trong và ngoài xã Ya Hội. Ảnh: Lan Anh.

Có thể bạn quan tâm

Người 39 năm làm già làng

Người 39 năm làm già làng

(GLO)- Ở tuổi 89, ông Han-già làng làng Chăm Nek (phường Chi Lăng, TP. Pleiku) vẫn siêng năm lao động, truyền dạy những kiến thức, kinh nghiệm cho bà con dân làng phát triển kinh tế, xây dựng đời sống.

Thêm một bếp ăn thiện nguyện ấm lòng người nghèo Gia Lai

Thêm một bếp ăn thiện nguyện ấm lòng người nghèo Gia Lai

(GLO)- Khai trương ngày 24-4 vừa qua, Bếp ăn thiện nguyện 2K Thị Huy (38 Tôn Thất Tùng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, đối diện cổng sau Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã góp phần chia sẻ khó khăn với người nghèo, nhất là bệnh nhân nghèo đang nằm điều trị tại các bệnh viện.
Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)- Với sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của người dân, xã Chư Băh (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo, phấn đấu không còn hộ nghèo vào năm 2025.
Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

(GLO)- Thời gian đã nhuộm màu mái tóc, song ký ức của một thời xếp bút nghiên lên đường chiến đấu vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những người lính già. Sau 49 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, họ vẫn nhắc nhớ về những tháng ngày gian khổ mà rất đỗi tự hào.

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

(GLO)- Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, bộ mặt thôn làng ở TP. Pleiku đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Bình yên làng Lơ Pơ

Bình yên làng Lơ Pơ

(GLO)- Nằm sâu giữa đại ngàn Trường Sơn, làng Lơ Pơ (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn còn giữ vẻ bình yên đến lạ. Để vào được làng, du khách phải men theo nhiều đoạn đường đất uốn lượn rồi vượt qua những con đường mòn vắt vẻo giữa đồi núi quanh co.