Việt Nam lần đầu thu thập thông tin người nước ngoài sống trong các hộ dân cư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong cuộc điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, Tổng cục Thống kê sẽ điều tra nhân khẩu thực tế thường trú của hộ dân cư, bao gồm cả người có quốc tịch nước ngoài hiện đang ăn, ở tại các hộ.
Điều tra viên ghi đầy đủ các câu trả lời của từng hộ vào phiếu điện tử được thiết kế trên thiết bị di động (CAPI). (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Điều tra viên ghi đầy đủ các câu trả lời của từng hộ vào phiếu điện tử được thiết kế trên thiết bị di động (CAPI). (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Phát biểu tại lễ ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, ngày 1/4, tại Hà Nội, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, bà Nguyễn Thị Hương cho biết đây là cuộc điều tra quy mô rất lớn, đối tượng cuộc điều tra là các hộ dân cư, thông tin về nhà ở của hộ dân cư.

Đáng lưu ý, trong cuộc điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, Tổng cục Thống kê sẽ điều tra nhân khẩu thực tế thường trú của hộ dân cư, bao gồm cả những người thuộc lực lượng vũ trang, người có quốc tịch nước ngoài hiện đang ăn, ở tại các hộ.

Đơn vị hộ theo giải thích của Tổng cục Thống kê có thể gồm một người ăn riêng, ở riêng hoặc một nhóm người ở chung và ăn chung.

Đối với hộ có từ 2 người trở lên, các thành viên trong hộ có thể hoặc không có quan hệ ruột thịt, hôn nhân, nuôi dưỡng, có hoặc không có quỹ thu chi chung.

Tổng cục Thống kê cho biết mục đích của việc điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ 2021-2025.

Xây dựng chính sách, lập kế hoạch dân số và nhà ở phục vụ lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ 2026-2030, giám sát việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc mà Chính phủ đã cam kết, phục vụ cho thống kê dân số trên phạm vi cả nước và từng địa phương.

Các điều tra viên kiểm tra thông tin hộ bà Nguyễn Thị Nhung, số 14, ngõ 698, Lạc Long Quân, Phường Nhật Tân, quận Tây Hồ. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Các điều tra viên kiểm tra thông tin hộ bà Nguyễn Thị Nhung, số 14, ngõ 698, Lạc Long Quân, Phường Nhật Tân, quận Tây Hồ. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Phạm vi điều tra tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, thời điểm điều tra từ 0h ngày 1/4. Thời gian thu thập thông tin/điều tra dân số giữa kỳ từ 1/4 đến 30/4-2024.

Các thông tin chính thu thập trong lần điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ gồm: thông tin về nhân khẩu học của các thành viên hộ, thông tin về di cư, thông tin về giáo dục, thông tin về hôn nhân, thông tin về lịch sử sinh của nữ giới từ 10-49 tuổi, thông tin về người chết của các hộ, thông tin về nhà ở và điều kiện sống của hộ.

Ông Matt Jackson, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam, cho biết Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế-xã hội nhanh chóng. Việc thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025 và các kế hoạch ngành cũng như Kế hoạch Hành động Quốc gia về thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) đến năm 2030 phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống số liệu, thống kê chất lượng và tin cậy nhằm xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá tiến độ đạt được các mục tiêu về kinh tế-xã hội và phát triển bền vững.

Điều tra dân số giữa kỳ 2024 được thực hiện trên phạm vi cả nước. (Ảnh: Tuấn Anh/ TTXVN)
Điều tra dân số giữa kỳ 2024 được thực hiện trên phạm vi cả nước. (Ảnh: Tuấn Anh/ TTXVN)

“Chính vì vậy, cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới với dân số trên 100 triệu người. Việt Nam đang trải qua những thay đổi đáng kể về nhân khẩu học với tình trạng già hóa dân số diễn ra nhanh chóng.

Cuộc điều tra lần này sẽ thu thập những dữ liệu quan trọng chưa có trong cơ sở dữ liệu dân số hiện tại hoặc các nguồn dữ liệu hành chính khác, như lịch sử sinh sản của phụ nữ, tử vong, di cư, mất cân bằng giới tính khi sinh, khuyết tật, hôn nhân/tảo hôn, trình độ học vấn, lực lượng lao động và nhà ở,” ông Matt Jackson nhấn mạnh.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, các thông tin về điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 có tính riêng tư sẽ được bảo mật theo quy định của Luật Thống kê và các văn bản pháp luật liên quan khác. Số liệu điều tra chỉ phục vụ cho mục đích thống kê, không liên quan đến các vấn đề về thường trú, tạm trú, thu thuế và không sử dụng cho mục đích khác.

Với yêu cầu đặc biệt quan trọng về nâng cao chất lượng thông tin điều tra, việc ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong điều tra đã được nghiên cứu và áp dụng sẽ giúp điều tra viên thống kê thu thập thông tin được thuận lợi và kiểm tra số liệu ngay trong quá trình thu thập thông tin.

Tuy vậy, công nghệ và máy móc chỉ là công cụ hỗ trợ, để đảm bảo chất lượng điều tra, yếu tố quan trọng nhất vẫn là kiến thức, kỹ năng và sự tuân thủ nghiêm túc quy trình điều tra của điều tra viên thống kê.

Để triển khai công tác thu thập thông tin một cách hiệu quả, góp phần vào việc thực hiện thành công cuộc Điều tra, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đề nghị, đối với điều tra viên thống kê nghiêm túc tuân thủ các quy định và quy trình điều tra, trong đó lưu ý phương pháp điều tra là phỏng vấn trực tiếp, nghĩa là điều tra viên thống kê đến gặp trực tiếp hộ dân cư để thu thập thông tin; cần đặc biệt lưu ý nâng cao chất lượng thông tin.

Bên cạnh đó, cần thông tin rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc điều tra đến người cung cấp thông tin, bảo đảm mỗi điều tra viên thống kê là một tuyên truyền viên của cuộc điều tra.

Đối với Tổ công tác các tỉnh, thành phố cần chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan triển khai cuộc điều tra theo đúng phương án, tiến độ, kế hoạch đề ra; đồng thời, chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng ở địa phương để thực hiện tốt công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc điều tra đến người dân;

Cùng với đó, đôn đốc các quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của cấp trên; phân công rõ ràng, cụ thể nội dung công việc cho từng giám sát viên; thường xuyên liên lạc, trao đổi với Tổ công tác Trung ương để kịp thời nắm bắt những chỉ đạo bổ sung hoặc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

Ông Nguyễn Đình Khuyến, Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Tây Hồ cho rằng việc tổ chức thành công Lễ ra quân điều tra dân số và nhà ở kỳ thời điểm 01/4/2024 tại quận Tây Hồ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tuyên truyền tới các hộ dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa quan trọng của cuộc điều tra từ đó tích cực phối hợp với các điều tra viên trong quá trình phỏng vấn thu thập thông tin; cung cấp thông tin chính xác, khách quan. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của điều tra viên, giám sát viên và các lực lượng tham gia trên địa bàn các phường góp phần vào thành công của cuộc điều tra.

“Với khối lượng điều tra và với mức độ phức tạp của các địa bàn trên quy mô toàn quận, nhưng với quyết tâm cao, phối hợp chặt chẽ của các phòng, ban, ngành, Ủy ban Nhân dân các phường, Quận Tây Hồ quyết tâm thực hiện đúng phương án, đảm bảo tiến độ và thực hiện thành công cuộc Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 trên địa bàn Quận,”ông Nguyễn Đình Khuyến cho hay.

Kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 sẽ được công bố trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 12/2024.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.