Về nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp dừng chân năm 1946 ở Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Tháng trước, tôi nhận được điện thoại của chị Võ Hạnh Phúc-con gái Đại tướng Võ Nguyên Giáp được biết cháu Ngọc Anh-con chị đang ở Pleiku và cháu muốn tới thăm nơi ông ngoại từng dừng chân khi đi thị sát chiến trường miền Nam năm 1946.

Dẫu đang bận vài việc, nhưng tôi đã gác lại, tới nhà khách Quân đoàn 3 đón và chở cháu tới 2 nơi theo yêu cầu của cháu là ngôi nhà Đại tướng từng nghỉ và Quảng trường Đại Đoàn Kết, nơi có bia đá khắc thư Bác Hồ gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam ngày 19-4-1946.

Bức di thư của Bác được khắc trên đá và đặt trong khuôn viên Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku). Ảnh: Phương Linh

Bức di thư của Bác được khắc trên đá và đặt trong khuôn viên Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku). Ảnh: Phương Linh

Năm 2016, gia đình các con Đại tướng Võ Nguyên Giáp gồm 2 con gái, 1 con rể cùng mấy người bạn cựu chiến binh đã tổ chức một chuyến thăm lại con đường mà năm 1946 Đại tướng đã đi, ghé lại đúng những nơi mà 70 năm trước Đại tướng từng ghé, dù cho có nhiều địa điểm không còn, nhiều nơi đã thay đổi, nhiều người đã không còn nhớ/không biết đến sự kiện này nữa. Còn nhớ có lần tôi hỏi ông Ngô Thành-nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai về sự kiện này, ông bảo tôi đến gặp ông Ksor Ní-nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai-Kon Tum. Nhưng đáng tiếc, ông Ksor Ní đang bị bệnh. Khi đoàn đến Pleiku, tôi được vinh dự đón các anh chị (họ yêu cầu không công bố rộng rãi chuyến đi vì chỉ mang tính chất gia đình), rồi đưa lên Kon Tum. Vì vậy, lần này tôi hăm hở đón cháu và giới thiệu với cháu khá tỉ mỉ, dù thông tin vẫn còn nhiều điểm mơ hồ.

Tháng 1-1946, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khi ấy là Bộ trưởng Bộ Nội vụ, với tư cách phái viên của Chính phủ, theo lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ Hà Nội xuôi theo quốc lộ 1 vào Nam. Nhưng chỉ đến Khánh Hòa, lúc ấy đang là chiến tuyến rất ác liệt giữa 2 phe thì ông lại nhận lệnh quay trở ra. Và trên đường quay ra, ông đã không đi theo đường 1 như lúc vào, mà từ Quy Nhơn rẽ theo đường 19, lên An Khê, Pleiku rồi Kon Tum sau đấy tiếp tục ra Bắc.

Cách đây 7 năm, tôi tìm kiếm thông tin và biết nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp dừng chân năm 1946 là nhà sàn gỗ mà năm 1981 khi lên Pleiku nhận công tác tôi gặp ông Núp lần đầu tiên, đã tả trong vài bài báo, rằng ông Núp mặc nguyên bộ comple cõng cháu trên vai. Ông Núp khi ấy được phân ở trong căn nhà rất đẹp ấy.

Và hôm nay lại đưa Ngọc Anh tới thăm nơi này. Cô bé bảo: Chú đưa cháu tới nơi được cho là ông ngoại cháu nghỉ và làm việc với cán bộ tỉnh Gia Lai-Kon Tum, rồi đưa cháu ra Quảng trường chỗ có Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên và bia đá khắc thư Bác. Và 2 chú cháu đều để ngỏ câu trả lời: Thế ai là người đưa thư Bác Hồ vào Pleiku ngày Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam ấy?

Theo anh Nguyễn Quang Hiền-một chuyên gia lưu giữ ký ức và tư liệu về Pleiku thì ngôi nhà mà Đại tướng dừng chân, từng là nơi ông Núp ở, nay là phòng họp trực tuyến của UBND tỉnh, nó từng là nhà ở của Công sứ Pháp Jeannin. Đạo Gia Lai được thành lập cuối năm 1932 thì đến ngày 7-2-1933, Vua Bảo Đại có chuyến đi An Khê-Pleiku-Kon Tum. Chuyến đi này có Thượng thư Phạm Quỳnh tháp tùng nên về sau được Nam Phong Tạp chí tường thuật lại (Ngự giá Nam tuần hành trình ký, Nam Phong Tạp chí số 182, tháng 3-1933). Theo đó, ông Phạm Quỳnh viết: Vì đạo Gia Lai mới lập nên chưa có nhà cửa xây dựng nhiều, cũng chưa lập “hành cung” (tức là nơi vua đến ở khi đi kinh lý, tại đây thủ tục phong kiến là phải bày bài vị của tổ tiên vua đương triều để vua đến lạy tổ tiên và ăn nghỉ tại hành cung, nên Pháp gọi là “la pagode royale” dịch nôm là “chùa của hoàng gia”) và vì thế chức sắc địa phương chọn một ngôi đình để bày bài vị tổ tiên triều Nguyễn, thiết trí làm hành cung tạm để vua gặp gỡ quan lại và ban thưởng. Sau đó, Hoàng đế Bảo Đại ăn nghỉ tại nhà của Công sứ Jeannin. Trên đường đi Kon Tum, Hoàng đế thăm Sở trà Biển Hồ. Kon Tum khi ấy cũng chưa có hành cung nên Vua Bảo Đại cũng ăn nghỉ tại nhà của Công sứ (lúc đó quản đạo là Võ Chuẩn, là rể của hoàng gia).

Trong cuốn hồi ký “Những năm tháng không thể nào quên” do nhà văn Hữu Mai chấp bút, Đại tướng có kể đoạn từ Khánh Hòa lên Pleiku rồi sang Kon Tum từ đấy ra Bắc này, nhưng không ghi rõ địa điểm nơi gặp cán bộ, chiến sĩ và người dân Pleiku.

Để chắc chắn, tôi đã tìm đọc lại “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Gia Lai 1945-2005”, có đoạn: “Trong buổi nói chuyện với cán bộ quân dân chính Đảng (tại nhà gỗ số 1 Hoàng Hoa Thám, Pleiku-N.V), bên cạnh việc chấp hành các chỉ thị và các mặt công tác, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã yêu cầu địa phương chú ý vấn đề xây dựng căn cứ địa cách mạng”. Thế là an tâm rồi. Và như thế, cả 2 con gái, con rể và cháu ngoại của Đại tướng đã tới thăm lại nơi này.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.