Vấn đề quan trọng, cấp bách cần ưu tiên khi thực hiện chính quyền 2 cấp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ Nội vụ đề xuất chấm dứt việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị đang thực hiện tại TP. Hà Nội, TPHCM, TP. Đà Nẵng, TP. Hải Phòng...

Các văn bản của HĐND, UBND, chủ tịch UBND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố được ban hành trước ngày 1/7/2025, nếu chưa được cơ quan có thẩm quyền thay thế hoặc bãi bỏ thì vẫn được áp dụng.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã có dự thảo tờ trình dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) gửi Chính phủ, trong đó Bộ Nội vụ đã đề xuất phương án giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến việc chuyển đổi mô hình tổ chức quyền địa phương từ 3 cấp sang 2 cấp.

Để bảo đảm cho hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp diễn ra liên tục, thông suốt, không bị gián đoạn công việc, không để chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót nhiệm vụ, Bộ trưởng Nội vụ cho biết, dự thảo luật quy định 7 nội dung chuyển tiếp liên quan đến một số vấn đề quan trọng, cấp bách cần ưu tiên giải quyết.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: QH.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: QH.

Dự thảo quy định trong thời hạn 2 năm kể từ ngày Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) có hiệu lực thi hành (từ ngày 1/7/2025), giao Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền phân định lại nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương và điều chỉnh các quy định khác có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương.

Chủ trương này nhằm đảm bảo thống nhất áp dụng trong thời gian chưa sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và định kỳ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trường hợp liên quan đến luật, nghị quyết của Quốc hội thì báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Dự thảo cũng quy định chấm dứt việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị đang thực hiện tại TP. Hà Nội, TPHCM, TP. Đà Nẵng, TP. Hải Phòng...

Quy định thời hạn để các cơ quan của chính quyền địa phương cấp huyện phải bàn giao công việc, hồ sơ, tài liệu, tài chính, ngân sách, trụ sở, tài sản, cơ sở vật chất khác có liên quan cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền (15 ngày).

Cùng với đó, dự thảo nêu rõ về hiệu lực và thẩm quyền xử lý các văn bản của chính quyền địa phương cấp huyện (sau khi giải thể); quy định việc tiếp tục thực hiện các công trình, dự án đầu tư, các công việc, việc giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của chính quyền địa phương cấp huyện chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng phát sinh vấn đề cần giải quyết.

Đối với các văn bản của HĐND, UBND, chủ tịch UBND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố, thị xã, xã, phường, thị trấn… được ban hành trước ngày 1/7/2025, nếu chưa được cơ quan có thẩm quyền thay thế hoặc bãi bỏ thì vẫn được áp dụng.

Ngoài ra, lần sửa đổi này còn quy định việc giao cho UBND cấp tỉnh có thẩm quyền thay đổi trình tự, thủ tục, thẩm quyền để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp cơ sở.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng đưa ra các quy định khác có liên quan nhằm bảo đảm hoạt động liên tục, bình thường của các cơ quan, tổ chức, đơn vị mới khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Dự thảo luật sẽ được trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 9, diễn ra vào đầu tháng 5 tới.

Không làm phát sinh bộ máy, biên chế

Theo Bộ trưởng Nội vụ, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương là nguồn nhân lực chủ yếu tổ chức thi hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, đội ngũ này sẽ tiếp tục được rà soát, đánh giá và kiện toàn nhằm đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định.

Do vậy, sau khi luật này được ban hành và có hiệu lực, không làm phát sinh tổ chức hành chính mới, không tăng biên chế, nguồn nhân lực cơ bản đáp ứng yêu cầu của công tác triển khai thi hành Luật.

Theo Luân Dũng (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Treo cờ rủ và không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng dịp Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Treo cờ rủ và không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng dịp Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương treo cờ rủ và ngừng, hoãn, không tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thi đấu thể thao và vui chơi, giải trí trong thời gian tổ chức Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, ngày 24 và 25-5.

Thành phố Hồ Chí Minh lọt top 5 hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á

Thành phố Hồ Chí Minh lọt top 5 hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á

(GLO)- Theo báo cáo công bố chính thức của tổ chức StartupBlink, TP. Hồ Chí Minh tăng 1 bậc để lên vị trí 110 hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu, đạt thứ hạng cao nhất từ trước đến nay và lần đầu tiên lọt vào top 5 hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á.

Kịp thời đề xuất Chính phủ xem xét tình trạng “người Quảng Nam, đất Kon Tum”

Kịp thời đề xuất Chính phủ xem xét tình trạng “người Quảng Nam, đất Kon Tum”

(GLO)- Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo tỉnh Kon Tum và Quảng Nam nghiên cứu thông tin, kịp thời đề xuất Chính phủ xem xét liên quan đến vấn đề chuyển 1.034 người dân sinh sống trên địa bàn xã Đăk Nên (huyện Kon Plông) về TP. Đà Nẵng hoặc tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập.