Chính quyền 2 cấp: Đề xuất điều cán bộ tỉnh, huyện xuống xã làm việc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với số lượng cấp xã lớn, sau sáp nhập giảm từ hơn 10.000 xuống chỉ còn hơn 2 nghìn xã, thời gian thực hiện không nhiều, đòi hỏi các các bộ, ngành và địa phương phải “vừa chạy vừa xếp hàng” để hoàn tất được lộ trình đề ra.

Đòi hỏi cán bộ xã có năng lực ngang cấp huyện

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.

Về thời gian, với cấp xã, dự kiến sẽ hoàn tất việc sáp nhập trước ngày 30/6. Đến ngày 1/7, cấp xã mới sau sáp nhập sẽ được vận hành theo tổ chức mới, gần như một “huyện thu nhỏ”. Thẩm quyền sáp nhập cấp xã sẽ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định, trên cơ sở các tờ trình của Chính phủ.

“Quy trình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đang được triển khai rất khẩn trương với tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng”. Đây là yêu cầu đáp ứng chỉ đạo chung của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, là một nhiệm vụ hết sức hệ trọng và cấp bách”, bà Trà cho hay.

Trao đổi với PV Tiền Phong, các chuyên gia, đại biểu Quốc hội đều nhận định, với số lượng lớn và thời gian triển khai gấp, đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm rất lớn của các địa phương, để bộ máy cơ sở hoạt động thông suốt, hiệu quả sau sáp nhập.

“Với tinh thần “vừa chạy vừa, xếp hàng”, các tỉnh, thành phố, trong đó có Nam Định, đã và đang vào cuộc quyết liệt để thực hiện chủ trương này”, đại biểu Quốc hội Khương Thị Mai (đoàn Nam Định) nhìn nhận.

Đại biểu Quốc hội Khương Thị Mai.
Đại biểu Quốc hội Khương Thị Mai.

"Qua việc sắp xếp này phải có tiêu chuẩn mới với lãnh đạo, công chức cấp xã, cần có trình độ, năng lực ngang với cấp huyện", đại biểu Khương Thị Mai.

Đại biểu từng là Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nam Định nhấn mạnh sự cần thiết bỏ cấp huyện, sáp nhập cấp tỉnh và cấp xã, bởi chủ trương này rất đúng với xu hướng phát triển. Theo bà, điều đó đòi hỏi các bộ, ngành và địa phương cần cố gắng làm nhanh và “càng nhanh càng tốt” để phục vụ nhu cầu phát triển trong tình hình mới.

Mặc dù vậy, bà Mai cũng cho rằng lộ trình phải thực hiện sáp nhập cấp xã xong trước 30/6 là rất gấp, đòi hỏi địa phương phải nỗ lực, quyết tâm nhiều hơn trước, mới đảm bảo kịp tiến độ để bộ máy mới vận hành từ ngày 1/7.

Đặc biệt, theo đại biểu Khương Thị Mai, khi bỏ cấp huyện, xã mới sau sáp nhập sẽ trở thành “huyện thu nhỏ”. Lúc đó cấp xã sẽ phải “gánh” thêm nhiều công việc mới và khó, đòi hỏi cao hơn về chất lượng phục vụ người dân, đặc biệt đối với lĩnh vực tài nguyên và xây dựng.

"Thủ tục hành chính càng được giải quyết nhanh, càng có lợi cho người dân, doanh nghiệp, cũng như thu hút đầu tư trong tỉnh". Tuy nhiên, để làm được điều này, đại biểu Quốc hội cho rằng, cần đặc biệt coi trọng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở, đồng thời các thủ tục cần phải được số hóa nhiều hơn, nhanh hơn.

“Qua việc sắp xếp này phải có tiêu chuẩn mới với lãnh đạo, cán bộ cấp xã, cần có trình độ, năng lực ngang với cấp huyện. Có thể lựa chọn cán bộ có bằng cấp, chuyên môn, điều động từ cấp tỉnh, cấp huyện xuống cấp xã để phục vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp”, bà Mai nói.

Liên thông từ cấp xã lên cấp tỉnh

Trao đổi với Tiền Phong, TS. Nguyễn Viết Chức - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Ủy ban Văn hóa và Xã hội) - nhìn nhận đã là cuộc cách mạng đương nhiên đòi hỏi phải có sự đồng bộ, từ tinh gọn bộ máy trong hệ thống chính trị, đến đổi mới, sáp nhập địa giới hành chính các cấp.

"Đặc biệt, số lượng cấp xã từ hơn 10.000 sau sáp nhập còn hơn 2.000 xã, đây là một cuộc cách mạng rất lớn, cũng rất khó khăn, nhưng không thể không làm. Cán bộ, đảng viên, kể cả người dân cũng phải tự vượt lên chính mình, hướng về cái chung và hướng tới tầm nhìn xa hơn”, ông Chức cho hay.

Xoay quanh vấn đề sáp nhập đơn vị hành chính, TS. Nguyễn Thị Việt Nga - Đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Hải Dương - cũng cho rằng, số lượng đơn vị trong diện sáp nhập rất lớn, thời gian rất gấp, đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn đề hoàn thành mục tiêu đề ra.

“Với số lượng lớn đơn vị hành chính trong diện sáp nhập như vậy, đây chắc chắn là một bước đột phá lớn trong cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy”, bà Nga nói.

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, sắp tới sẽ phải sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương để quy định về tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Bộ Tư pháp sẽ trao đổi với các cơ quan của Quốc hội xem có cần thiết phải xây dựng một nghị quyết xử lý một số vấn đề khi tổ chức lại đơn vị hành chính hay không. "Phương án hoàn hảo nhất, khi sắp xếp tổ chức bộ máy chính quyền 2 cấp ở địa phương thì các bộ phải rà soát những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ mình và đề xuất 1 luật sửa nhiều luật", ông Ninh nêu rõ.

Bên cạnh giảm đáng kể chi thường xuyên cho ngân sách nhà nước, tuy nhiên điều quan trọng hơn theo đại biểu là bộ máy và con người sau sáp nhập phải rất nỗ lực, cống hiến nhiều hơn.

“Thời gian không nhiều, trong khi khối lượng công việc ngày càng nhiều và phức tạp, vì sáp nhập được triển khai trên quy mô lớn, diễn ra đồng loạt trên cả nước. Điều đó đòi hỏi phải tính toán một cách khoa học, bài bản, khảo sát thật kỹ lưỡng để có phương án sáp nhập hiệu quả nhất”, bà Nga bày tỏ.

Về công tác cán bộ, theo Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, tới đây sẽ sửa Luật Cán bộ, công chức để nâng cao công tác quản lý, đồng thời cũng đáp ứng được yêu cầu liên thông của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã với công chức cấp tỉnh.

Theo Luân Dũng (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Đảng bộ Ban Chỉ huy Phòng thủ khu vực 3-Thống Nhất xác định 3 đột phá trong nhiệm kỳ 2025-2030

Đảng bộ Ban Chỉ huy Phòng thủ khu vực 3-Thống Nhất xác định 3 đột phá nhiệm kỳ 2025-2030

(GLO)- Chiều 11-7, Đảng bộ Ban Chỉ huy Phòng thủ khu vực 3-Thống Nhất (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) tổ chức Đại hội lần thứ I (nhiệm kỳ 2025-2030). Đại tá Đinh Văn Thê-Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh dự và chỉ đạo đại hội.

Phường Hội Phú cần có quyết tâm chính trị cao, tận dụng các lợi thế để vươn mình phát triển trong giai đoạn mới

Phường Hội Phú cần có quyết tâm chính trị cao, tận dụng các lợi thế để vươn mình phát triển trong giai đoạn mới

(GLO)- Tại buổi làm việc vào sáng 11-7, đồng chí Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đề nghị phường Hội Phú cần có quyết tâm chính trị cao, tận dụng các lợi thế để vươn mình phát triển trong giai đoạn mới.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn: Cần chuẩn bị tốt công tác nhân sự cho Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Bàu Cạn

Phó Bí thư Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn: Cần chuẩn bị tốt công tác nhân sự cho Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Bàu Cạn

(GLO)- Sáng 10-7, đồng chí Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai cùng đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm, kiểm tra và làm việc với hệ thống chính trị xã Bàu Cạn để nắm tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị sau sáp nhập đơn vị hành chính.

Đồng chí Nguyễn Tự Công Hoàng – Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm việc tại xã Chư Sê.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Tự Công Hoàng thăm, làm việc tại 4 xã phía Tây tỉnh

(GLO)- Ngày 9-7, đồng chí Nguyễn Tự Công Hoàng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh đến thăm, làm việc tại 4 xã phía Tây của tỉnh, gồm: Ia Ko, Chư Sê, Al Bá, Bờ Ngoong để kiểm tra tình hình hoạt động sau sáp nhập đơn vị hành chính.

Lãnh đạo tỉnh Gia Lai dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường Đại Đoàn Kết

Lãnh đạo tỉnh Gia Lai dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Trong khuôn khổ chuyến công tác tại các xã, phường khu vực phía Tây của tỉnh, chiều 9-7, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã dâng hoa trước Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên và dâng hương tại Nhà thờ Bác trong khuôn viên Quảng trường Đại Đoàn Kết (phường Pleiku, tỉnh Gia Lai)

null