Ukraine biến đất nước mình thành cối xay thịt và bãi thử nghiệm vũ khí

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Nhà sử học người Đức Tarik Cyril Amar làm việc tại Đại học Koç, Istanbul mới đây phát biểu: Ông Valery Zaluzhny, cựu tổng tư lệnh Kiev, hiện là đại sứ tại Anh, muốn biến đất nước mình thành phòng thí nghiệm thử vũ khí.
Ông Valery Zaluzhny trong một lần phát biểu năm 2023. Ảnh: AFP

Ông Valery Zaluzhny trong một lần phát biểu năm 2023. Ảnh: AFP

Ông Valery Zaluzhny được bổ nhiệm làm đại sứ Ukraine tại Anh hồi tháng 4/2024.

Zaluzhny đã lãnh đạo quân đội Ukraine kể từ thời điểm Nga phát động chiến dịch quân sự hồi tháng 2/2022, đẩy lùi lực lượng đối phương vốn mạnh hơn rất nhiều trong những tháng đầu xung đột.

Được truyền thông Ukraine đặt biệt danh là "tướng thép", Zaluzhny đã trở thành biểu tượng cho ý chí phản kháng của đất nước.

Nhưng mối bất đồng giữa Zaluzhny với Tổng thống Zelensky cũng như việc chiến dịch phản công vào mùa hè năm ngoái hứng chịu thất bại nặng nề đã khiến danh tiếng của ông bị suy giảm nghiêm trọng và bị sa thải khỏi chức tổng tư lệnh quân đội.

Bài phát biểu mới đây của ông Zaluzhny trước công chúng trong vai trò đại sứ tại Anh có tiêu đề "Chiến tranh Nga-Ukraine như một cuộc chiến tranh trong giai đoạn chuyển tiếp. Những mô hình mới của cuộc chiến", ông Zaluzhny triết lý "Nếu bạn muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh", sau đó đề cập chủ đề Thế chiến thứ ba.

Ông Zaluzhny cho rằng, chìa khóa duy nhất cho hòa bình là răn đe bằng sức mạnh quân sự. Ông cảnh báo nhân loại và đặc biệt là "các quốc gia tự do và dân chủ", rằng "hoặc tham chiến, hoặc các vị sẽ chết".

Tân đại sứ Ukraine tại Anh cũng lập luận, các cuộc chiến tranh hiện đại là "tổng lực", đòi hỏi "nỗ lực không chỉ của quân đội mà còn của toàn thể xã hội". "Các chính trị gia", Zaluzhny giải thích thêm, "có thể và nên huy động xã hội".

Ý tưởng này đối với an ninh và quốc phòng, là một trong những chủ đề chính trong các phát biểu và chính sách của NATO và EU trong những năm qua, nhất là vấn đề con người- nhân lực huy động cho cuộc chiến.

Đại sứ Zaluzhny tin rằng "những thay đổi được phát minh trên chiến trường của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine" rất có thể sẽ "xác định bản chất của các cuộc chiến tranh và nghệ thuật chiến tranh trong thế kỷ 21" và "trở thành nền tảng của toàn bộ hệ thống an ninh toàn cầu trong tương lai".

Tân Tổng tham mưu trưởng Anh, tướng Ronald Walker cũng đã đưa ra cảnh báo nghiêm khắc về một thế giới nguy hiểm trước thế lực của Nga và Trung Quốc, và hứa tăng gấp ba lần hiệu quả "sát thương" của lực lượng Anh bằng những công nghệ mới.

Theo nhà sử học Amar, về bản chất, rõ ràng ông Zaluzhny coi Ukraine là một phòng thí nghiệm, nơi phương Tây có thể phát triển công nghệ quân sự trong tương lai. Ông thừa nhận, Ukraine không thể "mở rộng" các phát minh và sáng kiến của mình trong lúc giao tranh, trong khi "đối tác" phương Tây có các nguồn lực cần thiết để thực hiện "nhưng không có lĩnh vực ứng dụng và thực tế nào để thử nghiệm chúng".

Nhà sử học Đức cho rằng với phát biểu của ông Zaluzhny, một trong những bi kịch của Ukraine là bị phương Tây lạm dụng; bi kịch còn lại là bị chính các nhà lãnh đạo của mình phản bội.

Trên thực tế, chiến sự tại Ukraine cho thấy Mỹ và NATO vẫn tăng cường viện trợ vũ khí và tài chính để Ukraine thực hiện các chiến dịch phản công nhằm giành lại các vùng lãnh thổ của mình. EU và nhiều quốc gia cũng siết chặt các biện pháp bao vây, cấm vận nền kinh tế Nga như một biện pháp nhằm làm Moscow suy yếu.

Thế nhưng, Tổng thống Putin đã chứng tỏ với phương Tây rằng Nga không có ý định từ bỏ mục tiêu chính trị và quân sự tại Ukraine. Do vậy, sẽ không có chuyện lùi bước hay có những nhượng bộ nào.

Đối với ông Putin, đây là cuộc chiến bảo vệ vị thế của Nga trên trường quốc tế, chống lại các nỗ lực gây chia rẽ hoặc gây thiệt hại cho Nga. Điều đó phản ánh Nga quyết tâm thay đổi triệt để tình thế và đặt phương Tây cũng như Ukraine vào thế bất lợi. Và quyết định này xem như khép lại mọi cánh cửa đàm phán.

Rồi như tiền lệ, bất kỳ một vùng lãnh thổ nào mà Nga chiếm được từ Ukraine đều có thể bị sáp nhập vào Nga.

Câu hỏi khi nào chiến sự tại Ukraine sẽ chấm dứt hiện chưa có câu trả lời thỏa đáng. Chiến sự vẫn tiếp diễn, là một cuộc chiến ủy nhiệm, dai dẳng, tổn thất trực tiếp và lớn nhất với Nga và Ukraine, trong khi châu Âu và cả thế giới cũng phải lao đao.

Một cuộc chiến ủy nhiệm được định nghĩa là một cuộc xung đột vũ trang giữa hai quốc gia hoặc các chủ thể phi quốc gia do sự xúi giục hoặc nhân danh trung lập các bên khác không liên quan trực tiếp đến chiến sự.

Mỹ và NATO thông qua các hình thức tài trợ, huấn luyện quân sự, vũ khí hoặc các hình thức hỗ trợ vật chất khác giúp Ukraine duy trì nỗ lực cho cuộc chiến tranh với Nga.

Ukraine có lính đánh thuê và được viện trợ quân sự từ phương Tây. Ukraine có mục đích của mình trong cuộc chiến nhưng phương Tây cũng có mục đích làm suy yếu hoặc tiêu tan nước Nga.

Lúc này, giới phân tích quân sự và chính trị quan tâm đó là xung đột - cuộc chiến ủy nhiệm ở Ukraine khi nào kết thúc, và liệu nó có biến thành chiến tranh thế giới thứ 3?

Có thể bạn quan tâm

Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai

Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai

(GLO)-

Sáng 26-9, Đoàn Kiểm tra 1355-QĐNS/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng do Thượng tướng Trịnh Văn Quyết-Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai.

Vụ 21 học sinh nghi ngộ độc thực phẩm ở Pleiku: Không phải là vụ ngộ độc thực phẩm

Vụ 21 học sinh nghi ngộ độc thực phẩm ở Pleiku: Không phải là vụ ngộ độc thực phẩm

(GLO)- Chiều 25-9, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Gia Lai có thông báo số 52/TB-CCATVSTP kết luận thông tin nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại lớp 7.1 Trường THCS Tôn Đức Thắng (phường Thống Nhất, TP. Pleiku). Theo đó, đây không phải là vụ ngộ độc thực phẩm.
Chùa Vạn Phật tan hoang sau vụ cháy lớn

Chùa Vạn Phật tan hoang sau vụ cháy lớn

(GLO)-

Sáng 23-9, các lực lượng chức năng của tỉnh Gia Lai đang thống kê thiệt hại, khám nghiệm hiện trường để điều tra làm rõ nguyên nhân vụ hỏa hoạn gây thiệt hại nặng nề tại Chùa Vạn Phật (84/34 Chi Lăng, tổ 3, phường Hoa Lư, TP. Pleiku).