Từ ly cà phê “ngon nhất thế giới”

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Mới đây, thông tin cà phê sữa đá Việt Nam được vinh danh “ngon nhất thế giới” khiến các tín đồ cà phê đều nức lòng, trong đó có người dân Gia Lai. Để đây không chỉ là chuyện “vui chốc lát”, việc phải làm gì tiếp theo sau sự tôn vinh này là điều cần được quan tâm đúng mức.

Theo bình chọn tháng 2 của Taste Atlas-website được mệnh danh là “bản đồ ẩm thực thế giới”, cà phê sữa đá Việt Nam đồng hạng với ristretto của Italy ở vị trí đầu bảng của danh sách “10 loại cà phê ngon nhất thế giới”. Điều này gây chút bất ngờ bởi cà phê Việt Nam chủ yếu được pha từ hạt robusta, một loại hạt vốn chưa được xem là cao cấp trong ngành rang xay cà phê.

Theo các chuyên gia, cà phê sữa đá Việt Nam lọt vào vị trí đầu bảng nhờ vào sự cân bằng, hài hòa giữa hạt robusta và sữa đặc. Vị đắng đậm của loại cà phê này khi kết hợp với vị ngọt béo của sữa tạo nên thức uống ấn tượng. Trong khi đó, tuy được đánh giá cao hơn một bậc nhưng hạt arabica lại không thể cho ra ly cà phê ngon nhất thế giới. Lý do là vị chua nhẹ đặc trưng của arabica không phù hợp khi pha với sữa đặc.

Đây rõ ràng là tin vui với Việt Nam, trong đó có Gia Lai. Từ những năm cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, cây cà phê robusta đã bén rễ và nhanh chóng được xem là “đặc sản” của vùng đất cao nguyên với hàm lượng caffeine vượt trội, hương vị tự nhiên thuần khiết. Nhiều năm tâm huyết trong ngành rang xay cà phê, ông Thái Vinh Thanh-Chủ thương hiệu Cà phê 24 từng đúc rút kinh nghiệm: Robusta được trồng tại nhiều vùng trong cả nước như Đak Lak, Đak Nông, Lâm Đồng nhưng khi trồng tại Gia Lai thì hàm lượng caffeine là cao nhất. Một bài viết trên trang web của Công ty cổ phần Cà phê Classic (740 Trường Chinh, TP. Pleiku) cũng khẳng định: Xếp sau một số tỉnh khu vực Tây Nguyên về diện tích trồng cà phê nhưng Gia Lai là vùng đất “mang lại hương vị robusta đặc trưng nhất với sự sôi sục, mạnh mẽ, đầy chất lửa”.

Cà phê sữa đá Việt Nam đứng đầu danh sách 10 loại cà phê ngon nhất thế giới. Ảnh: Phương Duyên

Cà phê sữa đá Việt Nam đứng đầu danh sách 10 loại cà phê ngon nhất thế giới. Ảnh: Phương Duyên

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có khoảng gần 100.000 ha cà phê, chiếm gần 1/7 diện tích cà phê cả nước. Tính đến cuối tháng 10-2022, cà phê Gia Lai đã xuất khẩu gần 220.000 tấn, tương ứng kim ngạch 435 triệu USD (tăng gần 3% về lượng và gần 30% về giá trị), chiếm đến hơn 73% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Năm 2022 cũng là một năm rất thành công đối với hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Theo Tổng cục Hải quan, năm qua, Việt Nam xuất khẩu được 1,78 triệu tấn cà phê với tổng kim ngạch đạt trên 4,06 tỷ USD, là mức cao nhất trong hơn 1 thập kỷ trở lại đây.

Những con số “biết nói” nêu trên cùng với tin cà phê sữa đá Việt Nam lọt top “ngon nhất thế giới” đã cho thấy triển vọng dành cho ngành hàng cà phê. Không cần bỏ tiền ra marketing mà vẫn nhận về sự tôn vinh. Do vậy, đừng để thông tin đáng quý ấy bị trôi đi, quên đi. Cơ hội này cần được tận dụng một cách nhanh nhạy, hiệu quả để phát triển kinh tế, phát triển du lịch khi cà phê đang trở thành thức uống phổ biến trên toàn thế giới.

Tại Gia Lai, với phẩm chất hiếm có của cà phê robusta trồng trên đất đỏ bazan, liệu chúng ta có thể tiến tới quảng bá “ly cà phê ngon nhất Việt Nam”? Đó là lợi thế mà không phải địa phương nào ở Tây Nguyên cũng sở hữu. Tất nhiên, một danh hiệu không thể “sống” được bằng sự hô hào suông mà phải có sự đồng lòng, chung tay của người dân, chính quyền và doanh nghiệp.

Còn nhớ, cách đây hơn chục năm, tại TP. Pleiku từng diễn ra một sự kiện văn hóa thu hút hàng ngàn người tham gia, đó là “Lễ hội cà phê”. Sự kiện lần đầu tiên tổ chức và có sự chung tay góp sức của hầu hết các thương hiệu cà phê nổi tiếng trong tỉnh cùng các quán cà phê lớn, lâu năm. Từ đó đến nay, Gia Lai chưa từng tổ chức chương trình nào tương tự mà chủ yếu chỉ quảng bá sản phẩm cà phê tại một số hội chợ thương mại, ngày hội văn hóa du lịch.

“Cà phê sữa đá Việt Nam ngon nhất thế giới”-tin nóng ấy rồi sẽ nguội nếu không được tiếp tục kích hoạt. Vậy nên, nhân cơ hội này cần nhanh chóng có một kế hoạch thúc đẩy lan tỏa với các giải pháp khả thi và phù hợp, nhằm tiếp tục khẳng định chỗ đứng của một cái tên. Để dù thưởng thức nơi vỉa hè hay trong hàng quán sang trọng thì cà phê Gia Lai, cà phê Việt Nam vẫn thấm đẫm hương vị và giá trị riêng có.

Có thể bạn quan tâm

Nhiều nhà văn hóa trên địa bàn thị xã An Khê được lắp đặt hệ thống dụng cụ thể thao ngoài trời để đáp ứng nhu cầu tập luyện nâng cao sức khỏe của người dân. Ảnh: N.M

An Khê đẩy mạnh xây dựng khu dân cư văn hóa

(GLO)- Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đến nay, tất cả thôn, làng, tổ dân phố ở thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đều đạt tiêu chí văn hóa và tiếp tục nâng cao chất lượng tiêu chí này.

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

(GLO)- Với những giải pháp cụ thể cùng nhiều nguồn lực hỗ trợ, năm 2024, xã vùng 3 Ayun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã giảm được 65 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo. Tuy nhiên đến nay, hộ nghèo, cận nghèo ở xã vẫn chiếm tỷ lệ rất cao nên công tác giảm nghèo bền vững gặp nhiều khó khăn.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các hạng mục để sớm bố trí tái định cư cho 33 hộ dân làng Đê Kôn (xã H'ra). Ảnh: Lê Nam

"Điểm tựa" giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Mang Yang triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu (Lơ Pang), Đê Bơ Tơk (Đak Jơ Ta), Đê Kôn (Hra) nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

(GLO)- Những ngày qua, không khí rộn ràng của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc lại lan tỏa khắp các khu dân cư trên địa bàn thị xã An Khê. Ngày hội là dịp để chính quyền địa phương triển khai các công trình ý nghĩa, thắt chặt tình đoàn kết và chung sức xây dựng khu dân cư ngày càng giàu đẹp.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.