Trường vùng sâu, vùng xa ở Gia Lai: Chủ động trong năm học mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm học mới đã bắt đầu. Cũng như những trường tại khu vực trung tâm, các trường học ở vùng sâu, vùng xa đang gấp rút ổn định nền nếp dạy và học để bước vào năm học mới 2019-2020.
Những ngày này, thầy và trò Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Ama Trang Lơng (xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) rất háo hức đón chào năm học mới với những kỳ vọng mới. Ngôi trường bán trú đầu tiên trên địa bàn huyện Chư Pưh này được đầu tư xây dựng với tổng diện tích sử dụng hơn 1.000 m2, gồm dãy phòng ở 2 tầng với 20 phòng và khu bếp ăn có diện tích 230 m2; tổng kinh phí xây dựng 7,1 tỷ đồng. Sau hơn 7 tháng khẩn trương thi công, đến nay, công trình đã được đưa vào sử dụng. Thầy Trần Đình Thường-Hiệu trưởng nhà trường-vui mừng chia sẻ: “Đây là năm học đầu tiên trường tổ chức mô hình bán trú. Khu bán trú được đầu tư đồng bộ từ cơ sở vật chất đến đồ dùng, trang-thiết bị, giúp cho 150 em học sinh có chỗ ăn, ở, sinh hoạt thoải mái để yên tâm bám lớp, bám trường. Cơ sở vật chất, trường lớp được đầu tư xây dựng khang trang sẽ là điều kiện tốt để chúng tôi tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục trong năm học mới”.
 Giáo viên Trường Mầm non Bình Minh (xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ) dọn dẹp vệ sinh khu vui chơi cho các cháu. Ảnh: Ngọc Sang
Giáo viên Trường Mầm non Bình Minh (xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ) dọn dẹp vệ sinh khu vui chơi cho các cháu. Ảnh: Ngọc Sang
Còn tại xã biên giới Ia Mơr (huyện Chư Prông), mặc cho trời mưa liên tiếp trong những ngày qua, đường sá đi lại hết sức khó khăn nhưng các thầy-cô giáo Trường Tiểu học và THCS Nguyễn Văn Trỗi vẫn thường xuyên bám trường, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho năm học mới. Thầy Trần Hà Thanh-Phó Hiệu trưởng nhà trường-chia sẻ: Các em học sinh ở đây đã tựu trường được 2 tuần để ôn luyện tiếng Việt. Trước đó, để chuẩn bị cho năm học mới và đón học sinh tựu trường, Ban Giám hiệu nhà trường đã thông báo lịch học cho các trưởng thôn, phụ huynh; phân công giáo viên đến từng làng vận động các em trong độ tuổi đi học đến trường... Đồng thời, tổ chức phân công giáo viên và học sinh dọn vệ sinh khuôn viên trường lớp sạch sẽ; chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa phát cho học sinh thuộc đối tượng hộ nghèo, gia đình chính sách. Đi đôi với công tác vận động học sinh ra lớp, nhà trường cơ bản chuẩn bị đầy đủ trang-thiết bị phục vụ công tác dạy và học. 
Những ngày này, các đơn vị trường học trên địa bàn huyện Đức Cơ cũng đã chuẩn bị xong các điều kiện cần thiết để bước vào năm học mới. Cô Tân Thị Hạp-Hiệu trưởng Trường Mầm non Bình Minh (xã Ia Kriêng) cho biết: Năm học này, nhà trường đã được UBND huyện đầu tư xây dựng nhà hiệu bộ, 2 phòng học và các hạng mục phụ với tổng kinh phí hơn 1,3 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành việc xây dựng, cán bộ, giáo viên nhà trường đã tập trung dọn vệ sinh khuôn viên trường lớp. Trước đó, giáo viên của trường đã phối hợp với cán bộ thôn làng vận động trẻ đến lớp đạt yêu cầu; riêng tỷ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp đạt trên 97%. Ông Võ Công Dương-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) huyện Đức Cơ-thông tin: “Đức Cơ hiện có 3 trường bán trú đều nằm ở vùng sâu, vùng xa. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những ngôi trường này từ cơ sở vật chất cho đến công tác giảng dạy. Phòng đã đề ra nhiều giải pháp cải tiến hình thức tổ chức dạy và học hiệu quả như: xây dựng thư viện thân thiện; xây dựng môi trường tiếng Việt ở mọi lúc, mọi nơi; khảo sát kỹ năng đọc, viết qua từng giai đoạn; phân công giáo viên có trách nhiệm ôn tập, phụ đạo cho học sinh chưa hoàn thành môn Tiếng Việt trong dịp hè. Nhờ vậy, chất lượng tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số đã có sự chuyển biến tích cực so với những năm học trước”.        
Hình thức tổ chức dạy học đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng, sát với từng đối tượng học sinh và thực tiễn đơn vị. Ảnh: Trần Dung
Hình thức tổ chức dạy học đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng, sát với từng đối tượng học sinh và thực tiễn đơn vị. Ảnh: Trần Dung
Về việc thực hiện nhiệm vụ năm học mới 2019-2020, ông Nguyễn Văn Long-Phó Giám đốc Sở GD-ĐT-cho hay: Sở đã chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền ưu tiên lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư cải tạo, sửa chữa nâng cấp cho các trường phổ thông có học sinh bán trú, trường mầm non và các trường đặc biệt khó khăn. Theo đó, năm 2019, ngành GD-ĐT đã triển khai sửa chữa, cải tạo trường lớp và các hạng mục khác với tổng kinh phí hơn 180,9 tỷ đồng. Ngoài ra, ngành cũng tập trung mua sắm trang-thiết bị dạy học tối thiểu, thiết bị dùng chung, sách cho thư viện, 480 bộ máy vi tính, 3.811 bộ bàn ghế học sinh với tổng kinh phí trên 61 tỷ đồng. 
“Ngay từ đầu năm, Sở GD-ĐT đã chỉ đạo các đơn vị trường học tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, trong đó chú trọng những chủ trương mới; điều chỉnh nội dung chương trình, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh; đổi mới phương pháp dạy và học; đổi mới kiểm tra, đánh giá và nghiệm thu, bàn giao chất lượng học sinh. Qua đó, các trường đã thực hiện nghiêm túc việc xây dựng kế hoạch, điều chỉnh nội dung, yêu cầu các môn học, thiết kế bài giảng một cách phù hợp, đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng, sát với từng đối tượng học sinh và thực tiễn đơn vị”-ông Long nêu rõ.
 TRẦN DUNG - NGỌC SANG

Có thể bạn quan tâm

Bà Nguyễn Thị Thanh Thuỷ-Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh trao quà cho các đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Hà Duy

Trao gần 130 suất quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Khu Công nghiệp Trà Đa

(GLO)- Chiều 18-1, tại Nhà Văn hóa xã Trà Đa (TP. Pleiku), Công đoàn Khu kinh tế tỉnh phối hợp với Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh tổ chức chương trình “Tết sum vầy-Xuân ơn Đảng” cho gần 130 đoàn viên, người lao động đang làm việc tại khu công nghiệp Trà Đa nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Trao 190 suất quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin và cô đỡ thôn bản tỉnh Gia Lai

Trao 190 suất quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin và cô đỡ thôn bản tỉnh Gia Lai

(GLO)- Ngày 18-1, tại TP. Pleiku, Giáo sư-Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (TP. Hồ Chí Minh) phối hợp tổ chức chương trình “Lan tỏa yêu thương” nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 sẽ được tổ chức ở khu vực Công viên Kpă Klơng (thị trấn Chư Sê). Ảnh: M.K

Sẵn sàng Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025

(GLO)- Hội chợ hoa xuân không chỉ tạo điều kiện cho các nhà vườn tiêu thụ sản phẩm mà còn là điểm đến hấp dẫn của người dân, du khách mỗi khi Tết đến xuân về. Chính vì vậy, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tập trung triển khai các phương án nhằm tổ chức Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 an toàn, vui tươi.

Khởi sắc Ia Mơ Nông

Khởi sắc Ia Mơ Nông

(GLO)- Tuy xuất phát điểm thấp, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm đa số nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự chung sức của người dân, diện mạo xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đang từng ngày khởi sắc.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn (bìa phải) tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung. Ảnh: Hoàng Hoài

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang

(GLO)- Sáng 10-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai Trần Minh Sơn làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang.

UBND tỉnh ban hành 7 thủ tục mới thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

Gia Lai công bố 14 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND công bố danh mục gồm 7 thủ tục hành chính mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ; 7 thủ tục mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ.