Trong 15 năm, Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả gần 1 triệu tỷ đồng cho khám-chữa bệnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo thống kê của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, trong 15 năm qua, Quỹ BHYT đã chi trả gần 1 triệu tỷ đồng cho khám-chữa bệnh.

Năm 2023, số chi khám-chữa bệnh từ quỹ này khoảng 123 ngàn tỷ đồng, gấp 8 lần so với năm 2009. Quỹ BHYT đã thực sự trở thành nguồn tài chính quan trọng, góp phần chăm lo sức khỏe Nhân dân. Nhiều loại thuốc đắt tiền, thuốc để chữa trị bệnh ung thư được đưa vào danh mục chi trả. Các loại vật tư thay thế đắt tiền như khớp háng nhân tạo, stent động mạch được quỹ chi trả hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm.

Người dân làm thủ tục thanh toán viện phí tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội. Ảnh: NAM TRẦN/Nguồn TTO

Người dân làm thủ tục thanh toán viện phí tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội. Ảnh: NAM TRẦN/Nguồn TTO

Luật BHYT 2014 tăng mức chi cho người thuộc hộ gia đình nghèo từ 95% lên 100%; người cận nghèo từ 80% lên 95%; nhóm bảo trợ xã hội là 100% chi phí khám-chữa bệnh. Năm 2023, mức chi khám-chữa bệnh BHYT bình quân cho nhóm hưu trí là 6,3 triệu đồng/người, nhóm bảo trợ xã hội là 5 triệu đồng/người. Trong khi đó, mức đóng bình quân là 1,3 triệu đồng/năm.

Đặc biệt, từ năm 2016, người tham gia BHYT có thể đến bất kỳ bệnh viện tuyến huyện nào để khám-chữa bệnh. Từ năm 2021, điều trị nội trú tại bất kỳ bệnh viện tuyến tỉnh nào trong cả nước đều được hưởng quyền lợi như đúng tuyến.

Có thể bạn quan tâm

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.