Gia Lai:

Triển khai dự án giảm thiểu khí thải do mất rừng, suy thoái rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Kỳ họp thứ 13 (chuyên đề), HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 432/NQ-HĐND về chủ trương đầu tư dự án giảm thiểu khí thải tại khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu Chương trình hành động quốc gia REDD+ tỉnh Gia Lai.

ngoai-muc-luong-6-trieu-dong-moi-thang-va-khong-co-them-bat-ky-che-do-dai-ngo-gi-nhung-nhung-nguoi-dan-hop-dong-voi-ubnd-xa-ia-mor-huyen-chu-prong-bao-ve-rung-van-dang-ngay-dem-bam-chot-noi-canh-rung-vung-bien.jpg
HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án giảm thiểu khí thải do mất rừng, suy thoái rừng. Ảnh: Minh Phương

Theo đó, dự án được Quỹ Quốc tế về phát triển nông nghiệp (IFAD) và Quỹ Khí hậu Xanh (GCF) tài trợ thực hiện với mục tiêu giảm thiểu khí thải do mất rừng, suy thoái rừng thông qua giải quyết các nhân tố trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp, khuyến khích đầu tư chiến lược, hiệu quả nhằm phục hồi, quản lý bền vững diện tích rừng; trao quyền và cải thiện khả năng thích ứng của các cộng đồng, thể chế mục tiêu nhằm cải thiện sinh kế, giảm nghèo trong cộng đồng và ứng phó tốt hơn với biến đổi khí hậu.

Mục tiêu cụ thể là hỗ trợ chính quyền địa phương các cấp thực hiện kế hoạch giảm thiểu phát thải từ mất rừng, suy thoái rừng và nỗ lực khôi phục rừng nhằm tạo cơ hội cải thiện sinh kế và nâng cao nhận thức cộng đồng.

Đồng thời, nghiên cứu chiến lược tác động và hỗ trợ đưa ra các chính sách nhằm giải quyết các khó khăn trong vấn đề sử dụng đất rừng để sản xuất. Hỗ trợ xây dựng và thúc đẩy chuỗi giá trị sản phẩm không gây mất rừng, nhằm đảm bảo thu nhập từ sản xuất nông nghiệp cho người dân vùng dự án, giảm áp lực mở rộng canh tác, nguyên nhân chính dẫn tới mất rừng và suy thoái rừng, đồng thời khuyến khích tái trồng rừng và nâng cao trữ lượng các-bon

Dự kiến, thời gian thực hiện dự án từ năm 2025-2028 triển khai trên địa bàn các huyện: Chư Prông, Đak Đoa, Kông Chro, Krông Pa và Mang Yang với tổng mức đầu tư trên 25,4 triệu USD (tương đương 617,4 tỷ đồng).

Trong đó, vốn vay IFAD hơn 339,5 tỷ đồng; vốn viện trợ không hoàn lại từ GCF ủy thác qua IFAD trên 145,5 tỷ đồng và vốn đối ứng từ ngân sách địa phương là 132,3 tỷ đồng.

Đối với việc tổ chức thực hiện nghị quyết, HĐND tỉnh giao UBND tỉnh, các địa phương và các cơ quan liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật tổ chức triển khai thực hiện dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả đầu tư.

Thường trực, các ban, đại biểu HĐND tỉnh sẽ thường xuyên giám sát việc tổ chức, triển khai, thực hiện nghị quyết báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.