Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2: Có khả thi?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mới đây, có ý kiến đề xuất với Chính phủ là Việt Nam nên lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ 2 để đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế vì đây là ngôn ngữ đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Tuy đề xuất này không mới nhưng đúng vào thời điểm nước ta đang khuyến khích phong trào khởi nghiệp nên nhận được sự đồng thuận của nhiều chuyên gia cùng đội ngũ trí thức. Bởi hiện nay, một trong những rào cản khiến chúng ta khó vươn ra biển lớn là trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh chưa cập nhật được vào các lĩnh vực từ nghiên cứu khoa học đến giao dịch trên thương trường. 
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Mặc dù ngành Giáo dục và Đào tạo nước ta rất chú trọng đến việc dạy và học ngoại ngữ từ phổ thông đến đại học, nhất là môn Tiếng Anh gần như phổ cập ở các trường học từ sau đổi mới cho đến nay, nhưng mục tiêu và hiệu quả không được như mong muốn. Việc học ngoại ngữ của học sinh, sinh viên chủ yếu là đối phó với thi cử chứ ít vì mục đích sử dụng trong thực tế cuộc sống. Và giáo viên dạy ngoại ngữ cũng chỉ chú trọng đến việc dạy ngữ pháp, rèn đọc hiểu… mà quên đi yêu cầu ứng dụng nó trong giao tiếp và công việc hàng ngày. Do vậy, qua nhiều lần cải cách dạy và học ngoại ngữ, chúng ta vẫn chưa tạo ra được bước đột phá về chất lượng; học sinh, sinh viên học xong phổ thông, đại học vẫn rất lóng ngóng khi giao tiếp với người nước ngoài. Thậm chí, nhiều vị có học hàm, học vị cũng không sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Các đề án nhằm cải tiến việc dạy và học ngoại ngữ tiêu tốn hàng ngàn tỷ đồng vẫn đang giậm chân tại chỗ với số học sinh thi tốt nghiệp môn Tiếng Anh hàng năm có điểm dưới trung bình chiếm tỷ lệ cao (năm học 2017-2018 có hơn 78% thí sinh đạt điểm dưới trung bình môn Tiếng Anh). Trong khi đó, các nước trong khu vực như Singapore, Malaysia, Philippines từ lâu đã sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2 và đã phổ cập cho toàn dân.
Hơn 30 năm qua, chúng ta đã cải tiến nhiều về dạy và học ngoại ngữ nhưng vì sao hiệu quả vẫn thấp? Nếu chủ trương đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 được hiện thực hóa thì giải pháp nào để thực hiện hiệu quả nhất? Thiết nghĩ, ngay từ bây giờ, chúng ta nên tập trung đào tạo lại đội ngũ giáo viên tiếng Anh một cách thực chất theo tiêu chuẩn châu Âu mà ngành Giáo dục và Đào tạo đang vận dụng. Riêng đối với Gia Lai, theo báo cáo, toàn tỉnh có 1.082 giáo viên tiếng Anh, trong đó có 33 giáo viên đạt trình độ B1 (dưới chuẩn), hầu hết mới đạt chuẩn B2 và C1, trình độ đạt chuẩn C2 chỉ có 1 giáo viên. Đó là mới nhìn trên bằng cấp. Còn thực tế, do ít có cơ hội sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp hoặc vận dụng thường xuyên vào công việc nên kỹ năng của người có trình độ ngoại ngữ thường “hao hụt” dần theo thời gian. Đa số giáo viên tiếng Anh ở Gia Lai, ngoài việc lên lớp chính khóa, thường tập trung dạy thêm để cải thiện cuộc sống gia đình, ít dành thời gian để củng cố, nâng cao năng lực, vì vậy trình độ và kỹ năng thường thua kém đồng nghiệp ở các tỉnh, thành có điều kiện như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… Nếu như sắp đến có tổ chức kiểm định năng lực ngoại ngữ độc lập thì e rằng cả thầy và trò ở tỉnh ta sẽ bị xếp loại dưới chuẩn.
Chúng ta không hy vọng sẽ có nhiều giáo viên bản ngữ về giảng dạy tiếng Anh tại tỉnh nhà mà nên có chính sách tuyển dụng số sinh viên ở các trường đại học ngoại ngữ hiện nay để bổ sung, thay thế dần số giáo viên dưới chuẩn. Bên cạnh đó, ngành chủ quản cũng cần nghiên cứu cách dạy và học tiếng Anh cho đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số, bởi các em thường gặp khó do phải tiếp thu cùng lúc cả tiếng mẹ đẻ, tiếng Việt và tiếng Anh. 
Bùi Quang Vinh

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.