Tích lũy kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng qua hội thi “Tuyên truyền viên giỏi”

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Với sự chuẩn bị chu đáo cùng tinh thần đoàn kết, sáng tạo, hội thi “Tuyên truyền viên giỏi” do Hội Nông dân tỉnh Gia Lai tổ chức đã trở thành sân chơi bổ ích giúp cán bộ, hội viên nông dân tích lũy kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng trong công tác tuyên truyền miệng.

Hội thi là hoạt động thiết thực nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam. Có 17 thí sinh là các báo cáo viên, tuyên truyền viên, hội viên nông dân nòng cốt ở các chi, tổ hội nông dân đại diện Hội Nông dân các huyện, thị xã, thành phố tham gia.

z5942897002559-297b099ecc7f874f4c6cfde112ad80a7-7033.jpg
Các thí sinh thể hiện tài năng hát, múa, kể chuyện qua phần thi năng khiếu cá nhân. Ảnh: P.D

Trong thời gian 17 phút, các thí sinh hoàn thành 3 phần thi, gồm: Kỹ năng thuyết trình, kiến thức và năng khiếu. Ở phần thi kiến thức, các thí sinh bốc thăm câu hỏi và có 3 phút để trả lời 1 trong những nội dung liên quan đến Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam (khóa VIII); nghị quyết đại hội Hội nông dân các cấp; công tác Hội và phong trào nông dân, trọng tâm là xây dựng và củng cố tổ chức Hội, hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi…

Ở phần thuyết trình, thí sinh có 7 phút để giới thiệu về bản thân, đơn vị và một trong các chủ đề: Nâng cao vai trò của Hội nông dân trong việc xây dựng và phát triển hiệu quả các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn; vai trò của Hội nông dân trong phối hợp và phát huy nguồn vốn Ngân hàng chính sách xã hội để người dân vay vốn thoát nghèo; Quỹ Hỗ trợ nông dân là cầu nối, gắn kết nông dân với tổ chức Hội; phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu bền vững…

z5942869117652-534e4070f0de38fba89caf3923b1a1ae-9702.jpg
Thí sinh Vũ Thị Khánh Hòa (thứ 2 thứ trái sang, Hội Nông dân huyện Phú Thiện) trong phần thi năng khiếu với tiểu phẩm về thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: P.D

Tự tin thể hiện phần thuyết trình với chủ đề “Hội viên nông dân học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động sản xuất”, thí sinh Lê Thị Hằng (Hội Nông dân huyện Chư Prông) đã thuyết phục ban giám khảo và khán giả bằng khả năng làm chủ sân khấu và diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.

Để khẳng định cho việc học và làm theo Bác của hội viên nông dân huyện nhà, thí sinh Lê Thị Hằng đã minh chứng bằng những con số cụ thể: Trong giai đoạn 2021-2024, thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cán bộ, hội viên nông dân toàn huyện đã đăng ký hơn 196 việc làm theo Bác. Trong đó có nhiều cách làm hay, sáng tạo gắn với cuộc sống hàng ngày, như: Mô hình “Tuyến đường nông dân tự quản”, “Tết làm điều hay”, “Tết nghĩa tình”...

Nổi bật nhất là Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Bình quân hàng năm có 7.200 hội viên đăng ký đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi và có trên 4.872 hội viên đạt danh hiệu hội viên sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, chiếm 67,6% số hội viên nông dân đăng ký.

z5942984716185-f489cc72fc34797065a16c09968af58d-2692.jpg
Các thí sinh tự tin với phần thi thuyết trình. Ảnh: P.D

Đạt giải nhì tại hội thi và giải nhất ở giải phụ trong phần thi thuyết trình, thí sinh Vũ Thị Khánh Hòa (Hội Nông dân huyện Phú Thiện) lựa chọn chủ đề “Vai trò của Hội Nông dân trong thực hiện Cuộc vận động làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững tại địa phương”.

Bài thuyết trình đã khái quát về tình hình thực tế, khó khăn, thuận lợi trong việc triển khai thực hiện cuộc vận động tại địa bàn có hơn 62% là đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, như: Phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật; duy trì và phát huy mô hình “Vườn rau thân thiện” tại các hộ đồng bào dân tộc thiểu số; nhân rộng mô hình “Ngân hàng dê” để giúp các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng; vận động, tập hợp cán bộ, hội viên nông dân tham gia thành lập các chi, tổ Hội nông dân nghề nghiệp…

“Chúng tôi xác định công tác tuyên truyền, vận động chỉ có điểm bắt đầu không có điểm kết thúc. Để công tác tuyên truyền đạt kết quả thì phải am hiểu về nội dung và có phương pháp tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng. Qua hội thi, tôi có dịp củng cố lại kiến thức và học hỏi được nhiều giải pháp, cách làm hay trong triển khai thực hiện các phong trào, công tác Hội cũng như đưa nghị quyết đi vào cuộc sống để có thể vận dụng vào thực tế công tác tuyên truyền, vận động tại địa phương”-thí sinh Vũ Thị Khánh Hòa bày tỏ.

z5937054914912-d48f57160cf5163a0e1bee9eecd60dbc-42.jpg
Thí sinh Phạm Thị Phượng (áo dài đỏ) đạt giải nhất tại hội thi. Ảnh: P.D

Ngoài nắm vững kiến thức và tự tin thuyết trình trước đám đông, các thí sinh còn thể hiện tài năng ở phần thi năng khiếu với các tiết mục tự chọn: Hát, múa, ngâm thơ, kể chuyện, diễn kịch…Thí sinh Phạm Thị Phượng (Hội Nông dân TP. Pleiku) đã hoàn toàn thuyết phục ban giám khảo và khán giả qua bài thuyết trình nói về vai trò, ý nghĩa của “Quỹ hỗ trợ nông dân là cầu nối, gắn kết nông dân với tổ chức Hội”; đồng thời thể hiện xuất sắc phần năng khiếu cá nhân với tiết mục múa hoạt cảnh “Giai cấp nông dân tham gia đấu tranh dựng nước, giữ nước, mở mang bờ cõi non sông”.

Đây cũng là tiết mục có sự đầu tư công phu và thu hút đông đảo cán bộ, hội viên nông dân tham gia trợ diễn nhất hội thi. Tiết mục không chỉ cho thấy tài năng của thí sinh mà còn mang thông điệp ý nghĩa về tinh thần đoàn kết của các cấp Hội trong suốt chặng đường xây dựng, trưởng thành.

z5942873252003-5978546ee4b2935b62fb3389ba0fccaf-2940.jpg
Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Chu Thị Thu Hương trao giải nhì cho thí sinh Lê Thị Hằng (Hội nông dân huyện Chư Prông) và đại diện Hội Nông dân huyện Phú Thiện. Ảnh: P.D

Bà Chu Thị Thu Hương-Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, Phó Trưởng ban tổ chức hội thi-đánh giá: Các thí sinh tham dự hội thi đều là những đại diện xuất sắc nhất cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của các cấp Hội trong toàn tỉnh. Các thí sinh tham gia hội thi với tinh thần, trách nhiệm và quyết tâm cao, thể hiện tính chuyên nghiệp qua từng phần thi.

Hội thi thật sự là sân chơi bổ ích để các thí sinh giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, từ đó trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng trong công tác tuyên truyền, góp phần đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của Hội đi vào cuộc sống.

Kết quả hội thi khẳng định sự chuyển biến tích cực về nhận thức của các cấp Hội đối với công tác tuyên truyền miệng nói chung và vai trò của các báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở nói riêng. Đây là kết quả đáng mừng của công tác tuyên truyền trước yêu cầu cuộc cách mạng 4.0.

Có thể bạn quan tâm

Nhiều nhà văn hóa trên địa bàn thị xã An Khê được lắp đặt hệ thống dụng cụ thể thao ngoài trời để đáp ứng nhu cầu tập luyện nâng cao sức khỏe của người dân. Ảnh: N.M

An Khê đẩy mạnh xây dựng khu dân cư văn hóa

(GLO)- Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đến nay, tất cả thôn, làng, tổ dân phố ở thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đều đạt tiêu chí văn hóa và tiếp tục nâng cao chất lượng tiêu chí này.

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

(GLO)- Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930- 18/11/2024), sáng 16-11, đồng chí Dương Mah Tiệp- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đến dự và chung vui với người dân Tổ Dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện) trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.