Thủ tướng: Cho phép mở lại các dịch vụ không thiết yếu, trừ vũ trường và karaoke

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cho phép các dịch vụ kinh doanh không thiết yếu được mở cửa trở lại bình thường, trừ vũ trường và karaoke và phải đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch bệnh (đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn). Không bắt buộc học sinh đeo khẩu trang trong lớp học, không bắt buộc thực hiện giãn cách trong lớp học…

 

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Xác lập tình trạng bình thường mới trong cuộc sống và các hoạt động kinh tế-xã hội. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Xác lập tình trạng bình thường mới trong cuộc sống và các hoạt động kinh tế-xã hội. Ảnh: VGP/Quang Hiếu


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này trong phát biểu kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 vào sáng nay, 7/5.

Nêu rõ 21 ngày qua cả nước không có ca nhiễm COVID-19 mới trong cộng đồng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, cả nước ở tình trạng nguy cơ thấp, đây là điều đáng mừng. Tuy vậy, tình hình dịch bệnh trên thế giới, khu vực châu Á, Đông Nam Á diễn biến phức tạp.

Thủ tướng nhấn mạnh thông điệp: Mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp xác lập tình trạng bình thường mới trong cuộc sống và các hoạt động kinh tế-xã hội để dần trở lại bình thường. Đẩy mạnh phục hồi kinh tế, xây dựng đất nước là nhiệm vụ ưu tiên quan trọng, cần tập trung ở mọi cấp, mọi ngành. Nhưng cũng không được chủ quan, coi thường dịch bệnh COVID-19.

Tiếp tục thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch xâm nhập. Nếu có người ở nước ngoài về, đều phải cách ly tập trung 14 ngày, trừ trường hợp chuyên gia, công nhân lành nghề, nhà đầu tư thì có phương thức cách ly tại chỗ phù hợp. Tuyệt đối không để người nhập cảnh lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Sẵn sàng ứng phó khi có trường hợp dương tính trong cộng đồng. Ban chỉ đạo các cấp duy trì nhóm phản ứng nhanh, dự báo và thu thập dữ liệu để phát hiện nhanh nhất các trường hợp dương tính, các trường hợp tiếp xúc gần, kịp thời khoanh vùng, cách ly, dập dịch.

Tiếp tục thực hiện các biện pháp bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng và trên phương tiện hành khách công cộng đông người, rửa tay, bảo đảm vệ sinh cá nhân khi tiếp xúc ở nơi đông người.

Đồng ý với đề xuất về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Thủ tướng nêu rõ, không bắt buộc học sinh đeo khẩu trang trong lớp học, giữ vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay. Định kỳ mở cửa sổ, cửa chính để thông thoáng khí. Nhà trường tăng cường các biện pháp lau khử khuẩn bề mặt, vệ sinh phòng, lớp học, nhà vệ sinh; không bắt buộc thực hiện giãn cách trong lớp học… Ngành giáo dục, các địa phương có kế hoạch tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT, bảo đảm trung thực, khách quan.

Cho phép mở các dịch vụ kinh doanh dịch vụ không thiết yếu được mở cửa trở lại bình thường, trừ vũ trường và karaoke, và phải đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch bệnh (đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn).

Thủ tướng cũng đồng ý bỏ giới hạn về số chỗ trên các phương tiện giao thông công cộng (máy bay, xe khách, tàu hỏa, tàu thủy…) nhưng yêu cầu bắt buộc hành khách đeo khẩu trang.

Thủ tướng đồng ý cho phép tổ chức một số hoạt động thể thao, sự kiện tập trung đông người…, khuyến cáo đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn.

 

 Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Ảnh: VGP/Quang Hiếu



Ngành y tế tiếp tục kiện toàn năng lực cho các phòng xét nghiệm xác định COVID-19, đảm bảo đầy đủ các điều kiện cần thiết phục vụ xét nghiệm. Tiếp tục theo dõi, cập nhật tình hình dịch bệnh và các kỹ thuật/sinh phẩm chẩn đoán trên thế giới và tại Việt Nam để điều chỉnh hoạt động xét nghiệm phù hợp với công tác phòng, chống dịch.

Tiếp tục nghiên cứu phác đồ điều trị, xây dựng các hướng dẫn và tập huấn cho y tế cơ sở để thực hiện theo dõi, giám sát sức khỏe cho người dân tại cộng đồng và hướng dẫn xử trí khi có các trường hợp nghi ngờ hoặc dương tính.

Các Bộ, UBND các địa phương nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã được Chính phủ giao, trong đó tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, các gói hỗ trợ tài khóa, tiền tệ, đưa nhanh tiền hỗ trợ an sinh xã hội theo Nghị quyết 42 đến người bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, chống gian lận.

Các ngành và các địa phương có liên quan, nhất là Bộ KH&ĐT, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT và các địa phương có phương án kêu gọi, xúc tiến đầu tư, tìm các tập đoàn, các đơn vị trong và ngoài nước đến đầu tư, làm ăn ở địa phương mình để tạo một không khí thu hút phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Về thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu phụ trên tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, Thủ tướng đồng ý cho phép mở lại một số cửa khẩu phụ, lối mở theo đề xuất của tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh. Đối với các cửa khẩu phụ, lối mở khác, Thủ tướng cho phép UBND các tỉnh biên giới căn cứ tình hình thực tế của địa phương, cân nhắc cẩn trọng, kỹ lưỡng để chủ động mở lại cửa khẩu phụ, lối mở trên địa bàn theo nguyên tắc mà Nghị định 112 đã quy định, bảo đảm quy trình kiểm soát phòng, chống dịch bệnh. Chỉ khôi phục lại các cửa khẩu phụ, lối mở có lưu lượng hàng hóa lớn, đặc biệt là hàng nông sản, thủy sản, hải sản xuất khẩu của nước ta và hàng nguyên liệu cấp thiết cho sản xuất trong nước.

Bộ VHTTDL khẩn trương chỉ đạo hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch truyền thông các điểm đến an toàn với những việc làm cụ thể, thiết thực, đẩy mạnh du lịch nội địa, nhất là mùa hè hiện nay. Chủ động tổ chức thị trường và chuẩn bị phương án tái khởi động thị trường du lịch quốc tế vào thời điểm thích hợp.


 

Theo Đức Tuân (chinhphu.vn)

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.