Thêm một quốc gia Tây Phi cắt giảm quan hệ quân sự với Pháp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tổng thống Côte d'Ivoire Alassane Ouattara cho biết quân đội Pháp sẽ trao trả quyền kiểm soát căn cứ quân sự của họ tại Abidjan kể từ tháng 1/2025, tiếp tục quá trình rút quân khỏi Tây Phi.

binh-sy-my-tai-can-cu-khong-quan-o-niger-dau-nam-2024-anh-task-va-purpose.jpg
Binh sỹ Mỹ tại căn cứ không quân ở Niger hồi đầu năm 2024. Ảnh: Task và Purpose

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Côte d'Ivoire trở thành quốc gia châu Phi mới nhất cắt giảm quan hệ quân sự với Pháp sau nhiều thập kỷ hiện diện quân sự của quốc gia châu Âu này.

Tổng thống Alassane Ouattara cho biết căn cứ của tiểu đoàn bộ binh thủy quân lục chiến BIMA số 43 tại Port-Bouet ở Abidjan - nơi quân đội Pháp đồn trú - "sẽ được bàn giao" cho lực lượng vũ trang Côte d'Ivoire.

Pháp, nước đã chấm dứt chế độ thực dân ở Tây Phi vào những năm 1960, hiện có gần 1.000 binh lính ở Côte d'Ivoire. Với tuyên bố của Tổng thống Ouattara, Côte d'Ivoire là quốc gia Tây Phi tiếp theo yêu cầu Pháp rút quân khỏi nước này.

Vào tháng 11/2024, Senegal và Chad cũng tuyên bố quân đội Pháp sẽ rời khỏi lãnh thổ của hai nước này. Vào ngày 26/12/2024, Pháp đã trả lại căn cứ quân sự đầu tiên của mình cho Chad , quốc gia Sahel cuối cùng có quân đội Pháp đồn trú.

Pháp hiện chỉ còn lại ở Djibouti với khoảng 1.500 binh lính, và tại Gabon với khoảng 350 nhân sự.

Những động thái này phù hợp với xu hướng chung của khu vực, khi các nước láng giềng Côte d'Ivoire như Mali, Burkina Faso và Niger gần đây cũng tìm cách xác định lại quan hệ đối tác an ninh của họ và xóa bỏ sự hiện diện của quân đội Pháp.

Bạo lực, thánh chiến gây ra thương vong nặng nề là nguyên nhân chính của làn sóng đảo chính quân sự kể từ năm 2020 chống lại các chính phủ được phương Tây hậu thuẫn ở Burkina Faso, Mali và Niger... Cũng từ đó, các chính quyền quân sự đã dần thay thế nhà viện trợ quân sự Pháp và Mỹ sang lực lượng của Nga.

Có thể bạn quan tâm

Kiến tạo nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả

Kiến tạo nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả

(GLO)- Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, Gia Lai tiếp tục quyết liệt triển khai thực hiện nhiều giải pháp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả và kiến tạo nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả.

Nâng cao hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần đồng bào vùng dân tộc thiểu số

Nâng cao hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần đồng bào vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Sáng 30-12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị.

Triều Tiên có Thủ tướng mới, tăng cường răn đe chiến tranh để tự vệ

Triều Tiên có Thủ tướng mới, tăng cường răn đe chiến tranh để tự vệ

(GLO)- Ngày 29/12, Hội nghị toàn thể lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên khóa VIII công bố danh sách các ủy viên chính thức và dự khuyết Ban Chấp hành, Bộ Chính trị và ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị được bầu bổ sung; nhấn mạnh sự răn đe và tự vệ trước tình hình mới.