Thêm một con cá khổng lồ vừa được trả về lại dòng sông Mekong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tổ chức Kỳ quan của sông Mekong (Wonders of the Mekong) mới đây cho biết, một con cá tra khổng lồ có chiều dài đến 204cm, nặng 110kg được thả trở lại dòng Mekong. Cùng với cá đuối nước ngọt, đây là một trong những loài cá khổng lồ được và xem là báu vật của dòng Mekong.

Cụ thể, các cơ quan nghiên cứu và quản lý của Campuchia đã phối hợp với Tổ chức Kỳ quan của sông Mekong thả về tự nhiên một con cá tra khổng lồ có chiều dài 204cm, vòng thân 110cm và nặng khoảng 110kg. Đây là một trong 4 loài cá khổng lồ nổi tiếng của dòng Mekong. Con cá bị dính câu của ngư dân địa phương ở địa phận xã Prek Tasek, huyện Chroy Chongvar thuộc thủ đô Phnom Penh. Người dân đã báo với các tổ chức bảo vệ môi trường để giải cứu và được thả lại ngay khu vực nó bị đánh bắt.

Con cá khổng lồ này thuộc dòng cá tra dầu, được biết đến trong tiếng Anh là Mekong Giant Catfish và tên khoa học là Pangasianodon gigas. Ở nhiều địa phương dọc sông Mekong, đặc biệt là Campuchia người ta còn gọi nó là cá vua hay cá hoàng gia. Cá tra dầu có thể nặng đến 350 kg, dài 3m. Chúng sống dọc theo chiều dài sông Mekong từ thượng nguồn Trung Quốc đến Việt Nam. Năm 2005, ở miền bắc Thái Lan một con cá tra dầu nặng 293 kg dài 2,7m bị đánh bắt.

Con cá khổng lồ được gắn thiết bị theo dõi trước khi được thả về tự nhiên. Nguồn: Wonders of the Mekong
Con cá khổng lồ được gắn thiết bị theo dõi trước khi được thả về tự nhiên. Nguồn: Wonders of the Mekong

Cá tra dầu cùng với cá vồ cờ, cá hô và cá đuối nước ngọt là những loài nằm trong danh mục bảo vệ cao nhất của Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN).

Tháng 6.2022, tại tỉnh Stung Treng (Campuchia) một con cá đuối nước ngọt cái nặng 300 kg, dài đến 4 mét được thả trở lại dòng sông Mekong. Đây là con cá đuối nước ngọt lớn nhất thế giới từng được ghi nhận. Trước đó, vào tháng 5.2022 một con cá đuối nặng khoảng 180 kg cũng được trao trả tự do. Cả 2 con cá này đều dính câu của ngư dân Campuchia và được người dân tự nguyện báo với các tổ chức bảo vệ môi trường để đưa nó về lại dòng sông Mekong.

Năm 2022, những con cá đuối nước ngọt khổng lồ được thả về tự nhiên đã trở thành sự kiện truyền thông và thu hút sự quan tâm của nhiều cơ quan báo chí lớn trên thế giới. Đây là con cá nặng 182kg. Nguồn: Wonders of the Mekong

Năm 2022, những con cá đuối nước ngọt khổng lồ được thả về tự nhiên đã trở thành sự kiện truyền thông và thu hút sự quan tâm của nhiều cơ quan báo chí lớn trên thế giới. Đây là con cá nặng 182kg. Nguồn: Wonders of the Mekong

Cá đuối nước ngọt là một trong 4 loài được xem là báu vật và biểu tượng của dòng sông Mekong - một trong những dòng sông chứa đựng sự đa dạng sinh học hàng đầu thế giới với khoảng 1.000 loài cá. Chúng là nguồn sinh kế và kinh tế cho hàng chục triệu người dân sống dọc lưu vực, đặc biệt ở vùng hạ lưu Campuchia và Việt Nam. Tuy nhiên dòng sông này và trữ lượng cá tự nhiên đang bị đe dọa nghiêm trọng vì các đập thủy điện thượng nguồn. Theo nhiều ngư dân trong khu vực, sản lượng cá đã giảm mạnh chỉ còn khoảng 20 - 30% so với hơn một chục năm trước, làm cuộc sống của họ ngày thêm khó khăn.

Đây là con cá đuối nước ngọt cái nặng 300 kg, dài đến 4 mét. Nguồn: Wonders of the Mekong

Đây là con cá đuối nước ngọt cái nặng 300 kg, dài đến 4 mét. Nguồn: Wonders of the Mekong

Có thể bạn quan tâm

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.